Nên dùng mạng điện thoại di động nào ở Nhật

Ở Nhật có 3 tập đoàn cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động chính là Docomo NTT, KDDI (Au) và Softbank. Trong đó, riêng Docomo đã chiếm đến gần 49% thị phần, tiếp đến là Au khoảng 28% và Softbank khoảng 22% (số liệu năm 2012).

20:48 16/09/2017

Thị phần ít ỏi còn lại đang được công ty eAccess với thương hiệu eMobile chiếm giữ.

Lý do chính khiến cho tập đoàn Docomo chiếm giữ phần lớn thị phần là mức độ phủ sóng và chất lượng đường truyền, trong khi đó phí dịch vụ ở mức cạnh tranh với hai mạng còn lại (một phần cũng là do Docomo đã cung cấp dịch vụ di động từ rất sớm so với 2 tập đoàn còn lại). Tuy nhiên, thương hiệu được nhắc đến nhiều hơn trong những năm gần đây lại lần lượt là Softbank và Au nhờ vào quyền phân phối điện thoại iPhone của Apple! Tại sao Docomo lại không phân phối iPhone? Thực ra Docomo không hề chậm chân trong việc đàm phán với Apple. Tuy nhiên, với vị thế “ông lớn” trong thị trường, Docomo có vẻ như đã “giận” Apple do kiểu hợp đồng ép buộc doanh số của hãng này đối với tập đoàn lớn như mình ^^ Và dù đã để mất một phần kha khá thị phần, Docomo đã chứng minh được vị thế của mình trong thị trường điện thoại di động tại Nhật cho dù không có iPhone!

Hơi ngoài lề một chút rồi. Giờ mình sẽ quay lại vấn đề chính: Vậy nên chọn hãng nào là có lợi nhất?

Thông thường thì khi lựa chọn mạng di động, người ta thường dựa vào 3 yếu tố chính như sau:

1/ Giá cả

2/ Mức độ phủ sóng

3/ Chất lượng đường truyền

Nhiều người (trong đó có mình!) nhầm tưởng là Softbank có phí dịch vụ rẻ nhất trong 3 hãng, một phần là do cái “bóng lớn” của Docomo nên người ta cứ nghĩ rằng Docomo mắc tiền hơn (!), một phần là do sự thành công rất đáng ghi nhận của các hoạt động quảng cáo và tài trợ của Softbank trong những năm gần đây, đã góp phần “khắc tên” Softbank vào vị trí đầu tiên trong trí nhớ của người sử dụng.

Để hiểu rõ nhất và nhanh nhất sự khác biệt giữa 3 hãng này, mình đã lập ra bảng dưới đây để các bạn tiện theo dõi và so sánh. Bạn lưu ý là mỗi hãng đều có nhiều gói cước khác nhau để đáp ứng nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Ở đây mình chỉ so sánh mức cơ bản nhất thôi. Còn chi tiết thì bạn nên xem kỹ hơn ở website của các hãng trên nhé.

Bảng so sánh giá dịch vụ của 3 mạng Docomo, Au và Softbank:

Như vậy, nếu bạn chỉ cần gọi và nhắn tin không thôi thì chỉ phải trả phí (1) + (4). Phí (1) thì đã biết rồi, còn phí (4) thì tùy vào loại máy điện thoại mà bạn mua. Trường hợp bạn đã có máy rồi thì chỉ phải trả phí (1) mà thôi. Ở Nhật không giống như ở Việt Nam là mua máy điện thoại đâu đó rồi mua SIM của nhà mạng gắn vào, mà là nhà mạng vừa bán dịch vụ mạng, vừa bán máy điện thoại luôn. Và bạn được trả góp tiền mua máy điện thoại trong 2 năm (hoặc hơn với Docomo).

Nhưng đây mới chỉ là mức phí cơ bản! Quan trọng là khuyến mãi nữa (^^). Các hãng đều có những gói khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn, đặc biệt là cho các đối tượng chuyển từ mạng khác sang, hoặc là đăng ký mới! Cụ thể và liên quan nhất đến các bạn là gói khuyến mãi dành cho sinh viên, học sinh (bao gồm tất cả: cao đẳng, đại học, sau ĐH. học sinh trường tiếng Nhật có được bao gồm không thì mình không rõ.) đăng ký mới như sau:

Bảng giá, khuyến mãi chi tiết + cụ thể cho từng loại máy smartphone:

Trên đây là bảng so sánh về giá dịch vụ. Vậy, nếu chỉ xét về giá không thôi thì có vẻ Docomo có phần rẻ hơn, tiếp đến Au, cuối cùng mới đến Softbank. Vậy tại sao Softbank lại nổi như cồn như vậy? Nhờ iPhone! Fan hâm mộ iPhone rất rất đông ở Nhật mà Softbank lại là công ty đầu tiên và cũng là công ty duy nhất được phân phối iPhone trong một thời gian dài ở Nhật (mãi sau này mới có thêm Au phân phối iPhone).

Tuy nhiên, không vì vậy mà nên chọn Docomo! Vì sao? Vì nếu bạn dùng Docomo mà bạn bè, đồng nghiệp mà bạn hay liên lạc lại dùng Softbank chẳng hạn, thì lại không hề rẻ chút nào vì lúc đó bạn sẽ phải trả cước gọi ngoại mạng. Nên chốt lại là nên lựa chọn mạng điện thoại dựa theo network của mình.

2 yếu tố còn lại là mức độ phủ sóng và chất lượng đường truyền thì Docomo được đánh giá vượt trội hơn nhiều so với Au và Softbank. Tuy nhiên, nếu bạn không phải ở “vùng sâu vùng xa” thì không phải lo lắng về hai vấn đề này ở Au và Softbank!

Để bạn có thêm thông tin tham khảo, mình xin chia sẻ chuyện của mình^^

Vừa rồi mình mới chuyển từ Softbank sang Docomo và được khuyến mãi khá “hậu hĩnh”^^. Cụ thể là:

– Giảm 50% giá máy điện thoại: nếu trả một lần thì được giảm như vậy, còn nếu trả chậm trong 2 năm thì không được hưởng khuyến mãi này.

– Giảm 3,600 yên mỗi tháng: mình sử dụng gói Xi light, 4,700 yên/tháng, dùng LTE của Docomo thoải mái. Tức là mỗi tháng mình chỉ phải trả 1,100 yên. Tuy nhiên mình đánh giá là tốc độ chậm, lên tàu thì hầu như là không sử dụng được > khoản này mình hơi bị thất vọng!

– Giảm cước cố định từ 780 yên xuống 527 yên: cái này ai dùng Docomo cũng được giảm!

Đây là cước gọi và nhắn tin SMS của mình trong tháng 3 vừa qua:

– Cước cố định: 527 yên.

– Cước gọi: 40 yên

– Cước nhắn tin: 111 yên.

>> Tổng cộng cước gọi và nhắn tin: 778 yên. Đấy là mình dùng vô tư không tính toán^^, nhưng mà mình thuộc dạng ít nhắn tin & gọi tám chuyện^^!

Bài dài, mình xin tóm lại như vầy: quan trọng là bạn xác định mình sẽ thường gọi cho những ai?! Vì chỉ cần lựa chọn chung mạng di động với những người đó thì bạn sẽ tiết kiệm được tối đa nhất tiền điện thoại di động hàng tháng của mình.

Gakutomo

Tags:
Thừa biết điện thoại làm hỏng giấc ngủ, tại sao chúng ta vẫn lướt mạng hàng đêm?

Thừa biết điện thoại làm hỏng giấc ngủ, tại sao chúng ta vẫn lướt mạng hàng đêm?

Các chuyên gia cho biết các thiết bị điện tử khiến chúng ta thức lâu hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dù biết vậy nhiều người vẫn không thể buông điện thoại ra trước khi đi ngủ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất