10 ngày sau thắng cử, Trump đã làm được gì?
10 ngày trôi đi, tâm điểm của giới quan sát lúc này là bộ máy của Trump có mang lại thay đổi như vị tỷ phú đã hứa, nhất là việc bộ máy chuyển giao đang hoạt động thế nào.
09:05 18/11/2016
Thực tế, công việc này đang đình trệ sau khi ông Trump thay ngựa giữa dòng, loại Chris Christie, thống đốc New Jersey, khỏi vị trí đứng đầu đội hình chuyển giao chính quyền từ cuối tuần trước.
Chuyển giao quyền lực chậm trễ
Việc loại Christie có liên quan tới con rể “cưng” Jared Kushner (chồng của Ivanka Trump). Christie từng tống cha Kushner vào tù với lý do trốn thuế vào năm 2004.
Việc Kushner ngày càng có ảnh hưởng với Trump (và có công rất lớn trong việc gò Trump hoạt động có khuôn khổ trong giai đoạn cuối của chiến dịch), việc “thanh trừng” đội ngũ cũ của Christie đang được thực hiện rốt ráo.

Điều đáng tiếc là việc “thay ngựa” đồng thời loại bỏ một số nhân vật rất có năng lực của phe Cộng hoà như Mike Rogers, cựu Chủ tịch Uỷ ban tình báo Hạ viện, một người rất có uy tín trong giới quân sự và là ứng viên hàng đầu cho vị trí giám đốc CIA.
Đội hình chuyển giao của Trump cũng chưa làm động tác liên hệ với các bộ như quốc phòng, ngoại giao… của chính quyền Obama là dấu hiệu rõ nhất của việc chậm trễ.
Thách thức 4.000 nhân sự và bổ nhiệm con cái
Thách thức của Trump rất lớn khi phải tuyển được ít nhất 4.000 nhân sự cho chính quyền của mình (1.500 là tổng thống phải bổ nhiệm, 1.100 trong số này còn phải được Thượng viện phê chuẩn).
Ông Trump đã khá sốc sau khi nói chuyện với Obama mới hình dung ra công việc điều hành chính quyền đồ sộ và phức tạp thế nào.
Một điểm cũng được nhắc đến nữa là việc ông Trump cho 3 con của mình và cậu con rể Kushner vào trong nhóm 16 người của đội hình chuyển giao. Đồng thời báo chí đưa tin ông xin cho cả bốn người được tiếp cận hồ sơ tuyệt mật. Trump sau đó đã phản bác thông tin này.

Vai trò của Kushner đang ngày càng quan trọng nên việc ông Trump giao vị trí nào cho cậu con rể “cưng” trong tương lai cũng là một dấu hỏi lớn.
Đội hình chuyển giao của Trump hiện có nhiều nhân vật lobby (vận động hàng lang) và thân thiết với những người đóng góp nhiều cho quá trình tranh cử như Ron Nicol, Keith Kellogg, David Malpass. Điều này đặt nhiều lo ngại về tính minh bạch cũng như việc Trump có chịu ảnh hưởng của các nhóm lợi ích hay không.
Về nhân sự chủ chốt, ông Trump đã bổ nhiệm Reince Priebus, cựu Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia đảng Cộng hoà, làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, và bổ nhiệm Steve Bannon, nguyên là người điều hành trang Breibart News và chiến dịch tranh cử của Trump giai đoạn cuối, làm cố vấn cao cấp.
Priebus là bạn thân của Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện, nên có thể giúp Trump có quan hệ tốt với quốc hội. Trong khi ông Bannon lại rất tai tiếng vì phân biệt chủng tộc và chống Do Thái.
Romney hay Giuliani làm ngoại trưởng?
Ngoài hai nhân vật này, ông Trump cũng có vài ứng viên đáng chú ý cho nội các của mình. Cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani và cựu đại sứ tại LHQ John Bolton được coi là ứng viên hàng đầu cho vị trí ngoại trưởng.
Ông Giuliani xuất phát là công tố viên, hoàn toàn nghiêng về pháp luật nhưng lại muốn vị trí ngoại trưởng hơn. Trong khi đây là lĩnh vực ông hoàn toàn không có kinh nghiệm.
Ông này còn có mối quan hệ tư vấn với nhiều tổ chức nước ngoài nên có nguy cơ mâu thuẫn lợi ích lớn nhưng Giuliani có công khi bảo vệ Trump kịch liệt trong mọi cuộc khủng hoảng lúc tranh cử.
Ngoài ra, thông tin mới nhất nói ông Trump đã liên hệ cựu ứng viên tổng thống năm 2012 Mitt Romney, một người phản đối Trump kịch liệt, cho vị trí ngoại trưởng này.

Ở vị trí bộ trưởng Quốc phòng, Thượng nghị sĩ Tom Cotton của Arkansas, người từng tham chiến ở Iraq và Afghanistan khi làm sĩ quan lục quân và ông Stephen Hadley, cố vấn an ninh dưới thời George W. Bush, là những ứng viên hàng đầu. Ngoài ra, Hạ nghị sĩ Duncan Hunter, cựu lính thuỷ đánh bộ chiến đấu ở cả Iraq và Afghanistan, cũng được nhắc đến.
Tướng Michael Flynn được coi là ứng viên chính cho vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia. Đây là nhân vật từng là Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng nhưng bị loại ra khỏi đội hình của Lầu Năm Góc vào năm 2014 do bất đồng với chính quyền Obama.
Cựu ứng viên phó tổng thống của ông McCain năm 2008 Sarah Palin được coi là ứng viên cho vị trí bộ trưởng các vấn đề tài nguyên.
10 ngày vẫn còn khá sớm để đánh giá một chính quyền. Nhưng Trump đang khởi động chậm chễ cho quá trình chuyển giao của mình.
Nguồn: news.zing.vn

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Những món đồ chứng tỏ sự tinh tế của chủ nhà
Từ bình hoa đến cuốn sách yêu thích, những món đồ tưởng như bình thường lại phản ánh phong cách sống của chủ nhà.
-
'Thiên đường' ở Florida vắng bóng người mua nhà
Hàng nghìn ngôi nhà được rao bán khi nhiều người không còn mặn mà với thành phố Cape Coral, nơi từng được xem như thiên đường ở Florida.
-
Bang Mỹ đổi ảnh chân dung ông Trump sau khi bị chê
Nghị viện bang Colorado dùng ảnh chân dung ông Trump được Nhà Trắng tặng, thay bức hình bị Tổng thống Mỹ chê xấu.
-
Thu nhập top 10% cao nhất ở Mỹ vẫn không thấy giàu
Kiếm 350.000 USD mỗi năm, sở hữu hai bất động sản, nhưng gia đình Lauren Fichter vẫn bất an về tài chính, chật vật lo tiền cho con vào đại học.
-
California dẫn đầu 20 bang kiện chính quyền ông Trump vì Medicaid
Ngày 1-7, California dẫn đầu một liên minh gồm 20 bang đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump, vì tiết lộ thông tin cá nhân của người dân liên quan chương trình Medicaid.
-
Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?
Đoạn video lan truyền trên TikTok đã gây xôn xao khi tuyên bố Chính phủ Mỹ vừa ban hành luật mới, cho phép bất kỳ người nhập cư nào cư trú hơn 7 năm đều có thể xin thẻ xanh nhanh chóng.
-
Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ: Chứng khoán Mỹ lập đỉnh, sẽ cắt giảm đáng kể thuế chop hàng hóa của Việt Nam
Ngay khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố trên mạng xã hội Truth Social về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam, nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới đồng loạt đưa tin nhấn mạnh cột mốc đáng chú ý trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.
-
Chính sách hiếm hoi thời ông Biden được chính quyền Trump ủng hộ
Hành lang Lobito - dự án cơ sở hạ tầng xuyên lục địa ở châu Phi, một trong những chính sách năng lượng hiếm hoi thời ông Biden, được chính quyền Trump giữ lại và thúc đẩy.
-
Bộ Tư pháp Mỹ đẩy mạnh chính sách hủy nhập tịch
Bộ Tư pháp Mỹ đẩy mạnh biện pháp tước quốc tịch đối với người nước ngoài đã nhập tịch nhưng vi phạm pháp luật.
-
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Lúc 20 giờ ngày 2/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
-
Người đàn ông sở hữu 100 BĐS cho thuê tuyên bố: “Chỉ cần sở hữu 4 căn cho thuê là đủ để bạn đổi đời”
Từng mất trắng vì đầu tư chứng khoán, người đàn ông Mỹ cùng vợ chuyển hướng sang bất động sản cho thuê và gặt hái thành công ngoài mong đợi.
-
Giáo sư gốc Việt được tài trợ $2.3 triệu nghiên cứu keo sinh học tái tạo sụn
Giáo Sư Thanh Nguyễn của trường đại học University of Connecticut được Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) và Viện Kỹ Thuật Sinh Học và Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Sinh Quốc Gia (NIBIB) đồng tài trợ cho ông và nhóm nghiên cứu $2.3 triệu để nghiên cứu keo sinh học tái tạo sụn.