Bánh mì của người Việt ở Little Saigon là món ăn ngon phổ biến được người Việt đem qua đất Mỹ từ sau năm 1975 .
03:24 05/09/2017
Bánh mì của người Việt ở Little Saigon là món ăn ngon phổ biến được người Việt đem qua đất Mỹ từ sau năm 1975 .
Có thể nói sau món phở danh tiếng thì món kế đó là bánh mì thịt. Bánh mì là món ăn nhanh gọn như một thời bánh mì Sài Gòn ở Việt Nam. Bánh mì thịt ở Little Saigon có nhiều tên tuổi như : Bánh mì thịt Cali, bánh mì Tip Top, bánh mì Chợ Cũ, bánh mì Saigon, bánh mì Lee Sanwiches, bánh mì Baguette…Bánh mì thịt thật dễ ăn và dễ ghiền, khó ai có thể quên được dù xa quê hương đến bao lâu đi nữa. Có khá nhiều loại bánh mì như: bánh mì thịt nguội, bánh mì thịt nướng , bánh mì xíu mại, cá mòi, chả lụa, trứng chiên và có cả bánh mì chay.Bánh mì thịt giá rẻ và vừa túi tiền thích hợp cho mọi giới từ người giàu sang cho đến người nghèo ai cũng có thể thưởng thức. Một nhân viên Lee Sanwishes, anh Trần Nam Huy ăn điểm tâm bằng chính sản phẩm của mình.Bánh mì trứng chiên với ổ tròn khá đặc biệt của bánh mì Chợ Cũ ( ngã tư Magnolia – Harzard )Bánh mì Baguette Việt cũng được nhiều người thưởng thức.Buổi ăn trưa trên xe chỉ cần một ổ bánh mì thịt là đủ no. Bánh mì thịt giá rẻ và vừa túi tiền thích hợp cho mọi giới từ người giàu sang cho đến người nghèo ai cũng có thể thưởng thức.
“Ve chai” là từ ngữ thường được sử dụng tại Việt Nam từ trước tới nay. Sang Mỹ này, ngày nay, không còn nhiều người dùng từ này nữa, mà họ gọi là “đồ tái chế.” Đồ tái chế được mua lại, đem đi tái chế, để tái sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Các công ty thường được chính quyền tài trợ để thu mua những thứ này, đem về tái chế, vừa tạo thêm việc làm, vừa bảo vệ môi trường.
Trở thành công dân Mỹ là một cột mốc quan trọng, mang lại nhiều quyền lợi và cơ hội. Nếu bạn đang có ý định nhập tịch, việc hiểu rõ các bước và điều kiện cần thiết sẽ giúp quá trình diễn ra suôn sẻ hơn. First Consulting Group sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng bước trong quy trình nhập tịch Mỹ. Hãy làm theo từng bước để đảm bảo bạn có đầy đủ thông tin và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình trở thành công dân Hoa Kỳ!
Mỹ không có luật cấm dạy-học thêm nhưng có những quy định nhằm kiểm soát các vấn đề liên quan đến lợi ích giáo viên và công bằng học tập. Các chính sách này chủ yếu do từng bang hoặc học khu (school district) ban hành.
Ngày 24/2, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án 8 năm đối với bị cáo Trần Thị Kim Thoa (Việt kiều Mỹ - nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Địa ốc Á Châu - Công ty Á Châu) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên tòa được mở vào ngày 21/2, sau 14 năm khởi tố vụ án và gần 8 năm khởi tố bị can.
Joshua Dung-Huu (quốc tịch Mỹ) đang cư trú ở TPHCM vừa bị Công an tỉnh Hậu Giang tạm giam để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị can đã lừa đảo nhiều người, chiếm đoạt 18 tỷ đồng.
Những biện pháp siết chặt quản lý nhập cư của chính quyền Mỹ đã và đang tác động sâu rộng đến nhiều mặt đời sống xã hội, trong đó có cộng đồng người Việt.
Học thêm sau chương trình chính khóa sẽ được tiếp tục như thế nào sau khi thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14.2.2025 đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các phụ huynh Việt Nam. Ở Mỹ, các trường học đã tổ chức học thêm cho học sinh của mình ra sao?
Tìm việc đã khó nhưng ngày càng nhiều công ty thêm các bài kiểm tra tính cách vào quy trình tuyển dụng, khiến đôi khi ứng viên bị đánh trượt chỉ vì nét chữ.
Sau ba năm áp dụng lệnh cấm toàn diện với ngành công nghiệp dạy thêm, Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định, chính sách "giảm kép" bước đầu thành công, với trên 80% những người được hỏi bày tỏ sự hài lòng trong một cuộc khảo sát do Cục Thống kê Quốc gia thực hiện.