Các hộ gia đình Mỹ đang nghèo đi nhanh chóng

Báo cáo công bố hôm 12/5 của Viện Ludwig cho thấy 60% hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình không khả năng chi trả cho mức sống cơ bản.

15:52 16/05/2025

Báo cáo Thịnh vượng Kinh tế (LISEP) của Viện Ludwig sử dụng Chỉ số "Chất lượng cuộc sống tối thiểu" đã đưa ra bức tranh thực tế hơn về tình hình đời sống người dân Mỹ.

Chỉ số theo dõi chi tiêu của các hộ gia đình cho thấy họ phải đối mặt với nhiều khó khăn để duy trì chất lượng sống cơ bản theo tiêu chuẩn "giấc mơ Mỹ". "Hộ gia đình có mức sống cơ bản" theo định nghĩa của LISEP là ngoài nhu cầu về chỗ ở, thực phẩm, đi lại, họ phải có khả năng tiếp cận công nghệ, con cái được học đại học, có thể chi trả cho bảo hiểm y tế...

Theo LISEP, 60% hộ gia đình thu nhập thấp tại Mỹ có cuộc sống "không đạt chất lượng tối thiểu". Đơn cử, năm 2023, nhóm này kiếm trung bình 38.000 USD trong khi cần tới 67.000 USD.

Chủ tịch LISEP Gene Ludwig cho rằng các chỉ số kinh tế truyền thống như GDP và tỷ lệ thất nghiệp không phản ánh đúng thực tế đời sống người Mỹ. "Tầng lớp trung lưu Mỹ đang suy giảm và chúng ta không nhận ra điều đó", ông Ludwig nói trong chương trình MoneyWatch của đài CBS.

Khoảng cách giữa thu nhập và chi phí này ngày càng lớn khiến nhiều người Mỹ chật vật mưu sinh. Ảnh minh họa: Daniel Harvey Gonzalez
Khoảng cách giữa thu nhập và chi phí này ngày càng lớn khiến nhiều người Mỹ chật vật mưu sinh. Ảnh minh họa: Daniel Harvey Gonzalez

Phân tích của LISEP cho thấy trong giai đoạn 2001 đến 2023, chi phí nhà ở, y tế tăng vọt. Chi phí tối thiểu để học đại học công lập tăng 122%. Cùng giai đoạn, trung vị thu nhập của 60% người thu nhập thấp nhất giảm 4%. Tốc độ tăng thu nhập của họ (0,37% mỗi năm) chưa bằng một nửa so với nhóm còn lại.

Ông Ludwig nhận định khoảng cách thu nhập - chi phí tối thiểu dự kiến tiếp tục nới rộng. "Các mặt hàng và dịch vụ cấu thành chất lượng sống tối thiểu tăng giá nhanh hơn mức tăng lương", chuyên gia nói. "Điều này thực sự nguy hiểm vì dẫn đến bất ổn xã hội, và không công bằng".

Chuyên gia này nhấn mạnh "giấc mơ Mỹ" không phải là được cho không mọi thứ, mà là niềm tin của người dân rằng làm việc chăm chỉ sẽ có cơ hội vươn lên.

Minh Phương (Theo CBS News)

Link nguồn:

Tags:
Phớt lờ triệu chứng, bác sĩ mắc ung thư giai đoạn cuối

Phớt lờ triệu chứng, bác sĩ mắc ung thư giai đoạn cuối

Phát hiện vết bất thường trên gót chân nhưng không đi khám, bác sĩ 63 tuổi được chẩn đoán khi ung thư đã di căn, nguy cơ mất thị lực.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất