Đa số người Mỹ gốc Á không ưa Trump, xa lánh Đảng Cộng hòa
Một cuộc khảo sát toàn quốc mới đây cho thấy số người Mỹ gốc Á ủng hộ Đảng Dân chủ giờ cao hơn gấp đôi so với Đảng Cộng hòa, và họ có quan điểm rất tiêu cực về ứng cử viên tổng thống Donald Trump. Kết quả khảo sát này cũng nêu bật sự chật vật của Đảng Cộng hòa trong việc thu hút cử tri thuộc những nhóm dân thiểu số.
12:41 28/10/2016

Số người có quan điểm tích cực và tiêu cực về ông Trump trong khối cử tri người Việt tương đối đồng đều.
Bản báo cáo của tổ chức Khảo sát Người Mỹ gốc Á Toàn quốc (NAAS), công bố hồi đầu tháng 10 có tựa đề “Tiếng nói người Mỹ gốc Á trong cuộc bầu cử 2016,” cho biết trong 20 năm qua, sự ủng hộ của người Mỹ gốc Á dành cho những ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ “tăng mạnh hơn bất kỳ nhóm chủng tộc nào.”
Ngày nay 57 phần trăm người gốc Á nhận mình theo Đảng Dân chủ hoặc nghiêng về Đảng Dân chủ, so với 24 phần trăm ủng hộ Đảng Cộng hòa, theo bản báo cáo.
Con số của ông Trump còn tệ hơn nhiều. Bà Clinton dẫn trước ông trong số tất cả những cử tri gốc Á có đăng ký, 55 phần trăm so với 14 phần trăm.
Người gốc Á bao gồm nhiều dân tộc, quốc tịch, tôn giáo – thế nhưng quan điểm tiêu cực về ông Trump vươn xa và sâu vào tất cả những nhóm nhỏ này.
79 phần trăm người Mỹ gốc Ấn được khảo sát cho biết họ có ác cảm với ông Trump.
84 phần trăm người gốc Hàn, 67 phần trăm người gốc Hoa và 62 phần trăm người gốc Philippines có cùng nhận định.
Tuy nhiên người Mỹ gốc Việt là điểm sáng duy nhất cho ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Số người có quan điểm tích cực và tiêu cực về ông Trump trong khối cử tri người Việt tương đối đồng đều, với 43 phần trăm tiêu cực và 45 phần trăm tích cực.
Lâu nay người Mỹ gốc Việt vẫn thường nghiêng về phía Đảng Cộng hòa và nghiêng nhiều hơn so với bất kỳ nhóm dân nào khác trong khối người Mỹ gốc Á.
Nhà báo Đỗ Dzũng của nhật báo Người Việt cho rằng nguyên nhân một phần là cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Ông nói:
“Trong Chiến tranh Việt Nam, phe Cộng hòa rất quyết liệt và phe Dân chủ thì chống chiến tranh. Những người thuộc thế hệ cũ quan niệm rằng mất nước là tại phe Dân chủ.”
Ông Mike Nguyen, cử tri Quận Cam thuộc bang California, tin rằng chính sách kinh tế của Đảng Cộng hòa đem lại hiệu quả.
Ông nêu quan điểm:
“Tôi bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa bởi vì chính sách, không phải vì ông Trump. Tôi muốn trả tiền đóng thuế lại cho những người tạo ra công ăn việc làm. Nếu bạn đánh thuế họ quá nhiều và đem tiền cho không thì mọi thứ ở đất nước này sẽ lụn bại.”
Ông In Suon, người Campuchia sống ở San Jose, California, thì nói rằng ông chưa biết sẽ bầu cho ứng cử viên nào.
“Bản thân tôi lâu nay từng ủng hộ Đảng Cộng hòa. Tôi không biết tại sao tôi thích Đảng Cộng hòa. Tôi từng theo dõi công tác của đảng này,” ông Suon nói. “Giờ tôi thất vọng về tuyên truyền của đảng vì họ đả kích dân thiểu số ở Mỹ.”
Năm 1992, George H.W. Bush giành được sự ủng hộ của người Mỹ gốc Á với cách biệt áp đảo 24 điểm phần trăm.
Bob Dole, ứng cử viên Đảng Cộng hòa năm 1996, cũng giành được lá phiếu của khối cử tri này, nhưng với cách biệt nhỏ hơn. Các ứng cử viên Đảng Dân chủ luôn giành được lá phiếu của người Châu Á kể từ khi đó.
Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, Ủy ban Đảng Cộng hòa Toàn quốc công bố một báo cáo kêu gọi đảng nỗ lực tiếp cận với những nhóm dân thiểu số hơn nữa. Nhưng bản chất phân cực của ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa năm nay dường như triệt tiêu hết những tiến bộ mà đảng này đạt được và sự ủng hộ của khối người Mỹ gốc Á dành cho Đảng Cộng hòa giờ còn thấp hơn hồi năm 2012, theo lời ông Karthick Ramakrishnan, giám đốc của NAAS.
Trong những năm trước ông Ramakrishnan cho biết những cuộc khảo sát người Mỹ gốc Á cho thấy những khác biệt lớn hơn về quan điểm chính trị giữa những nhóm dân trong khối người Mỹ gốc Á và giữa các vùng trong nước.
“Có thể nói rằng ông Trump đang toàn quốc hóa cuộc bầu cử này cho người Mỹ gốc Á,” ông nói.
Nguồn: datviet.com

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Nhập tịch Mỹ dễ dàng hơn với hướng dẫn chi tiết này
Trở thành công dân Mỹ là một cột mốc quan trọng, mang lại nhiều quyền lợi và cơ hội. Nếu bạn đang có ý định nhập tịch, việc hiểu rõ các bước và điều kiện cần thiết sẽ giúp quá trình diễn ra suôn sẻ hơn. First Consulting Group sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng bước trong quy trình nhập tịch Mỹ. Hãy làm theo từng bước để đảm bảo bạn có đầy đủ thông tin và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình trở thành công dân Hoa Kỳ!
-
Dạy thêm, học thêm ở Mỹ như thế nào?
Mỹ không có luật cấm dạy-học thêm nhưng có những quy định nhằm kiểm soát các vấn đề liên quan đến lợi ích giáo viên và công bằng học tập. Các chính sách này chủ yếu do từng bang hoặc học khu (school district) ban hành.
-
Nữ Việt kiều lãnh án vì lừa đảo chiếm đoạt hơn 21 tỷ đồng của Ngân hàng
Ngày 24/2, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án 8 năm đối với bị cáo Trần Thị Kim Thoa (Việt kiều Mỹ - nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Địa ốc Á Châu - Công ty Á Châu) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên tòa được mở vào ngày 21/2, sau 14 năm khởi tố vụ án và gần 8 năm khởi tố bị can.
-
"Siêu lừa đảo" quốc tịch Mỹ gài bẫy nhiều người Việt, chiếm đoạt 18 tỷ đồng
Joshua Dung-Huu (quốc tịch Mỹ) đang cư trú ở TPHCM vừa bị Công an tỉnh Hậu Giang tạm giam để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị can đã lừa đảo nhiều người, chiếm đoạt 18 tỷ đồng.
-
Người Việt trước các biện pháp siết chặt nhập cư ở Mỹ
Những biện pháp siết chặt quản lý nhập cư của chính quyền Mỹ đã và đang tác động sâu rộng đến nhiều mặt đời sống xã hội, trong đó có cộng đồng người Việt.
-
Người Việt ở Mỹ kể chuyện học sinh đi học thêm
Học thêm sau chương trình chính khóa sẽ được tiếp tục như thế nào sau khi thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14.2.2025 đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các phụ huynh Việt Nam. Ở Mỹ, các trường học đã tổ chức học thêm cho học sinh của mình ra sao?
-
Chuyện tình sóng gió của chàng trai Anh và cô gái Việt
Lần đầu 'va' vào nụ cười cô gái Việt trên ứng dụng hẹn hò, Kyril Whittaker biết đây sẽ là bến đỗ của cuộc đời mình nên quyết định xóa tài khoản.
-
Nhiều công ty tại Mỹ tuyển nhân viên bằng chiêm tinh, thần số học
Tìm việc đã khó nhưng ngày càng nhiều công ty thêm các bài kiểm tra tính cách vào quy trình tuyển dụng, khiến đôi khi ứng viên bị đánh trượt chỉ vì nét chữ.
-
Cảnh báo mất tiền từ cuộc gọi 'không nói gì' chỉ nháy máy
Khi nhận cuộc gọi từ số lạ nhưng không nói gì, người dùng có thể mất khoản cước phí lớn nếu nghĩ kết nối có vấn đề và gọi lại.
-
Người trẻ Trung Quốc 'không còn nhu cầu kết hôn'
Áp lực kinh tế, chi phí cưới hỏi đắt đỏ hay mâu thuẫn vợ chồng khiến nhiều người trẻ Trung Quốc từ chối kết hôn.
-
Yêu lại tình đầu sau 73 năm
Gặp lại mối tình đầu khi đã 91 tuổi, ông Hassinger và bà Blakkan đang tranh thủ từng ngày để tận hưởng tình yêu, khi biết quãng đời còn lại ngắn ngủi.
-
Giàu - nghèo học thêm
Sau ba năm áp dụng lệnh cấm toàn diện với ngành công nghiệp dạy thêm, Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định, chính sách "giảm kép" bước đầu thành công, với trên 80% những người được hỏi bày tỏ sự hài lòng trong một cuộc khảo sát do Cục Thống kê Quốc gia thực hiện.