Lời cuối của cơ trưởng tiết lộ nguyên nhân vụ rơi máy bay Nga Tu-154
Dựa trên phân tích đoạn hội thoại cuối cùng của cơ trưởng sau khi trích xuất dữ liệu từ hộp đen, các nhà điều tra Nga cho rằng, sự cố ở cánh tà có thể là nguyên nhân khiến chiếc Tu-154 của Bộ Quốc phòng nước này rơi ở Biển Đen hôm 25/12.
11:22 28/12/2016

Hãng tin Interfax dẫn nguồn thạo tin cho biết, hôm qua 27/12, các nhà điều tra Nga đã bắt đầu phân tích hộp đen của máy bay xấu số Tu-154 sau khi vớt từ Biển Đen.
Trang tin Life News dẫn nguồn thạo tin cũng cho biết, trong số các dữ liệu từ hộp đen có nội dung ghi âm buồng lái. Qua dữ liệu ghi âm này có thể thấy cơ trưởng của máy bay nói rằng: “Chết tiệt, cánh tà sau. Chỉ huy, chúng tôi đang rơi”.
Nguồn tin của Interfax nói rằng, dữ liệu ban đầu cho thấy, các cánh tà của máy bay đã trục trặc do đó máy bay không thể nâng độ cao và cuối cùng đã rơi xuống Biển Đen và vỡ thành nhiều mảnh. Một nguồn tin giấu tên nói với Interfax: “Quá trình phân tích dữ liệu ban đầu của hộp đen đã hoàn tất, đưa chúng tôi đến kết luận rằng giả thuyết chính về nguyên nhân vụ tai nạn có liên quan đến lỗi của phi công”.
Nếu những thông tin trên được xác thực, điều này sẽ kéo theo những hoài nghi về tương lai của máy bay Tu-154 – loại máy bay vẫn được nhiều cơ quan chính phủ của Nga sử dụng. Hôm qua giới chức Nga đã chỉ thị tạm đình chỉ bay đối với toàn bộ dòng máy bay Tu-154 cho đến khi nguyên nhân vụ tai nạn được sáng tỏ.
Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác thực. Bộ Quốc phòng Nga cho đến thời điểm hiện tại chỉ nói rằng dữ liệu thu thập được cho phép khoanh vùng hẹp hơn nguyên nhân vụ tai nạn. Trước đó, Bộ trưởng Giao thông Nga Maksim Sokolov nói rằng hộp đen tìm kiếm được chỉ gồm các thông số kỹ thuật của máy bay, không có dữ liệu ghi âm buồng lái.
Được biết, hộp đen này là một trong 3 hộp đen của máy bay đã được vớt lên và được đưa về Viện nghiên cứu Không quân của Bộ Quốc phòng Nga phân tích hôm qua. Hãng tin RIA Novosti cho biết, lực lượng tìm kiếm đã định vị được hai hộp đen còn lại của máy bay, tuy nhiên chưa vớt lên.
Chiếc máy bay Tu-154 của Bộ Quốc phòng Nga biến mất khỏi màn hình radar vào sáng sớm ngày 25/12 chỉ vài phút sau khi cất cánh từ sân bay ở thành phố cảng Sochi (Nga). Máy bay này cất cánh từ Moscow và dự định tiếp nhiên liệu ở sân bay Mozdok (North Ossetia), nhưng do thời tiết xấu, máy bay đã chuyển hướng tiếp nhiên liệu ở sân bay tại Adler, Sochi trước khi tiếp tục đưa các quân nhân, phóng viên và đoàn ca nhạc quân đội tới biểu diễn Giáng sinh tại căn cứ không quân Nga ở Latakia, Syria. Bộ Quốc phòng Nga cuối ngày 25/12 xác nhận không tìm thấy ai sống sót ở khu vực máy bay rơi. 92 hành khách trên máy bay chủ yếu là thành viên ban nhạc quân đội Alexandrov.
Minh Phương
Tổng hợp

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Nhập tịch Mỹ dễ dàng hơn với hướng dẫn chi tiết này
Trở thành công dân Mỹ là một cột mốc quan trọng, mang lại nhiều quyền lợi và cơ hội. Nếu bạn đang có ý định nhập tịch, việc hiểu rõ các bước và điều kiện cần thiết sẽ giúp quá trình diễn ra suôn sẻ hơn. First Consulting Group sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng bước trong quy trình nhập tịch Mỹ. Hãy làm theo từng bước để đảm bảo bạn có đầy đủ thông tin và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình trở thành công dân Hoa Kỳ!
-
Dạy thêm, học thêm ở Mỹ như thế nào?
Mỹ không có luật cấm dạy-học thêm nhưng có những quy định nhằm kiểm soát các vấn đề liên quan đến lợi ích giáo viên và công bằng học tập. Các chính sách này chủ yếu do từng bang hoặc học khu (school district) ban hành.
-
Nữ Việt kiều lãnh án vì lừa đảo chiếm đoạt hơn 21 tỷ đồng của Ngân hàng
Ngày 24/2, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án 8 năm đối với bị cáo Trần Thị Kim Thoa (Việt kiều Mỹ - nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Địa ốc Á Châu - Công ty Á Châu) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên tòa được mở vào ngày 21/2, sau 14 năm khởi tố vụ án và gần 8 năm khởi tố bị can.
-
"Siêu lừa đảo" quốc tịch Mỹ gài bẫy nhiều người Việt, chiếm đoạt 18 tỷ đồng
Joshua Dung-Huu (quốc tịch Mỹ) đang cư trú ở TPHCM vừa bị Công an tỉnh Hậu Giang tạm giam để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị can đã lừa đảo nhiều người, chiếm đoạt 18 tỷ đồng.
-
Người Việt trước các biện pháp siết chặt nhập cư ở Mỹ
Những biện pháp siết chặt quản lý nhập cư của chính quyền Mỹ đã và đang tác động sâu rộng đến nhiều mặt đời sống xã hội, trong đó có cộng đồng người Việt.
-
Người Việt ở Mỹ kể chuyện học sinh đi học thêm
Học thêm sau chương trình chính khóa sẽ được tiếp tục như thế nào sau khi thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14.2.2025 đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các phụ huynh Việt Nam. Ở Mỹ, các trường học đã tổ chức học thêm cho học sinh của mình ra sao?
-
Chuyện tình sóng gió của chàng trai Anh và cô gái Việt
Lần đầu 'va' vào nụ cười cô gái Việt trên ứng dụng hẹn hò, Kyril Whittaker biết đây sẽ là bến đỗ của cuộc đời mình nên quyết định xóa tài khoản.
-
Nhiều công ty tại Mỹ tuyển nhân viên bằng chiêm tinh, thần số học
Tìm việc đã khó nhưng ngày càng nhiều công ty thêm các bài kiểm tra tính cách vào quy trình tuyển dụng, khiến đôi khi ứng viên bị đánh trượt chỉ vì nét chữ.
-
Cảnh báo mất tiền từ cuộc gọi 'không nói gì' chỉ nháy máy
Khi nhận cuộc gọi từ số lạ nhưng không nói gì, người dùng có thể mất khoản cước phí lớn nếu nghĩ kết nối có vấn đề và gọi lại.
-
Người trẻ Trung Quốc 'không còn nhu cầu kết hôn'
Áp lực kinh tế, chi phí cưới hỏi đắt đỏ hay mâu thuẫn vợ chồng khiến nhiều người trẻ Trung Quốc từ chối kết hôn.
-
Yêu lại tình đầu sau 73 năm
Gặp lại mối tình đầu khi đã 91 tuổi, ông Hassinger và bà Blakkan đang tranh thủ từng ngày để tận hưởng tình yêu, khi biết quãng đời còn lại ngắn ngủi.
-
Giàu - nghèo học thêm
Sau ba năm áp dụng lệnh cấm toàn diện với ngành công nghiệp dạy thêm, Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định, chính sách "giảm kép" bước đầu thành công, với trên 80% những người được hỏi bày tỏ sự hài lòng trong một cuộc khảo sát do Cục Thống kê Quốc gia thực hiện.