Nam sinh gốc Việt được 10 ĐH hàng đầu thế giới ngành Toán mời học
Sinh ra và lớn lên tại Ukraina, cậu bé Nguyễn Trung Cường sớm bộc lộ khả năng ở khối môn Khoa học tự nhiên.
09:19 14/12/2016
Tốt nghiệp phổ thông, nam sinh gốc Việt được 10 trường ĐH chào đón, trong đó có nhiều cái tên hàng đầu về ngành Toán như Đại học Princeton, Brown, UCLA, Berkeley, Michigan…
Tự lực chinh phục 10/13 trường nộp đơn

Nguyễn Trung Cường sinh năm 1998, cha mẹ em là người Việt định cư tại Ukraina. Sinh ra ở đất nước Đông Âu, Cường nói thành thạo tiếng Ukraina, tiếng Anh, tiếng Nga và biết một chút tiếng Việt.
Nhận thấy con trai có khả năng học các môn tự nhiên, cha mẹ Cường đã tìm hiểu, nộp đơn cho em thi vào trường cấp 3 chuyên Toán hàng đầu của Ukraine – Trường THPT Leader 171 – Kiev.
Chăm chỉ, say mê học tập, Cường giành một loạt các giải thưởng Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympiad cấp thành phố cũng như toàn quốc ở các môn Toán, Lý, Tiếng Anh liên tục từ lớp 5 đến lớp 11.
“Đối với em kỳ thi nào cũng quyết liệt và căng thẳng, nhưng có lẽ điều mà em nhớ nhất là lúc thi môn Toán đồng đội năm lớp 8. Các bạn chọn em làm đội trưởng, lúc đó cuộc thi diễn ra rất căng thẳng, không phân thắng bại, hai đội trưởng đã được gọi ra thi đấu với nhau và em đã giành về chiến thắng cho đội của mình”, Cường kể.
Đam mê Toán học, Cường luôn bận rộn với các giải thi và hầu như không có ngày nghỉ (thứ 7 nào cũng có giải Toán dành cho lớp chuyên Toán). Vào các Chủ nhật, em dạy kèm cho các em nhỏ Việt Nam yếu về các môn tự nhiên.
Năm lớp 12, Cường tạm rút khỏi các cuộc thi thành tích để tập trung nguồn lực cho ước mơ du học. Khó khăn với em không ít khi mà ở Ukraina, phong trào du học Mỹ không phổ biến như ở Việt Nam hay các nước châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ). Gia đình em không tìm kiếm được bất kì một trung tâm nào có thể tư vấn, chỉ dẫn về quá trình ứng tuyển vào các trường đại học ở Mỹ.
Vun vén khát vọng cho con trai, bố mẹ Cường tìm mua nhiều cuốn sách của các tác giả từng là nhà tuyển sinh giàu kinh nghiệm ở các trường ĐH hàng đầu Hoa Kỳ.
Theo chàng trai gốc Việt, cuốn sách hỗ trợ em nhiều nhất là cuốn “The Insider’s guide to getting into the Ivy League and other Top Colleges”.
Hoàn toàn tự lực, kết quả chàng trai 9X được 10 trường Đại học hàng đầu Hoa Kỳ và thế giới chào đón. Chia sẻ các yếu tố làm nên bộ hồ sơ “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển sinh ở Mỹ, Cường nghĩ, điểm số cao quyết định 60%, 20% đánh giá từ học bạ của 3 năm cuối (lớp 9, 10, 11), 20% là bài luận và các hoạt động ngoại khóa.
Cường cũng lưu ý, theo bình luận của các sinh viên đã trực tiếp trải qua qua kỳ tuyển sinh vào đại học Mỹ thì không ai đoán được là các trường chọn sinh viên tương lai dựa trên những yếu tố nào; điều duy nhất có thể khẳng định chính là không có một công thức chuẩn nào cả.

“Chiến thuật” để thành công
Cường thú nhận, luận văn là điểm rất yếu của mình, em đã mất rất nhiều thời gian để hoàn thành bài luận. “Viết rồi lại gạch, xóa và chỉ hoàn thành cho đến ngày cuối cùng, em đành chấp thuận mặc dù biết không hài lòng, chắc mọi người đọc sẽ cười”, Cường nói.
Cường đạt 2350 điểm SAT, 800/800 điểm SAT Subject Mathematics Level 2 và 800/800 điểm SAT Physics. Cá nhân em cho rằng, điểm SAT quyết định khá nhiều kết quả bên cạnh bài luận và các hoạt động ngoại khóa.
“Cùng nộp đơn vào các trường top của Mỹ từ Ukraina có các 4 sinh viên mà em biết (vì chúng em cùng tham gia các giải Olympiad về toán Vật lý, Tin học). Các bạn cũng có thành tích học tập đáng nể, đã đoạt nhiều giải Toán, Hóa, Vật lý, Tin học cấp thành phố, toàn quốc… Họ nộp vào các trường Stanford, Princeton, UCLA và cũng đã bị từ chối. V
ề thành tích học tập của các bạn như em, nhưng điểm SAT có thấp hơn chút 2100, 2150. Vậy nên em nghĩ có thể điểm SAT cũng quyết định nhiều trong việc xét, duyệt hồ sơ”, anh chàng gốc Việt chia sẻ.
“Và một điều quan trọng, các bạn nên chọn cho mình 10 trường để nộp đơn: 4 trường vừa sức, 3 trường khó vào, 3 trường thừa sức của mình”, Cường “bật mí” thêm.

Trong năm 2016 này, Nguyễn Trung Cường đã gặt hái được thành quả xuất sắc khi 10/ 13 trường nộp đơn thông báo trúng tuyển. Cả 10 trường em đỗ đều là các trường xếp hạng cao về ngành Toán, Công nghệ thông tin của Mỹ và thế giới như: ĐH Princeton, ĐH Brown, ĐH UCLA, ĐH Michigan…
Cường tâm sự, gia đình em không có kinh nghiệm trong nộp đơn, kê khai tài chính (bao gồm tài sản và thu nhập hàng năm) nên điều này quyết định đến việc em có được học bổng hay không.
Trong 10 trường mời 9X gốc Việt nhập học, duy chỉ trường University of California, Davis quyết định cấp 100% học bổng, còn Đại học Princeton hứa sẽ xem xét lại vào năm 2017.
Hiện, Cường vừa trở thành tân sinh viên Đại học Princeton danh tiếng, một trnog những ngôi trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ, xếp top 1 trong hệ thống trường National Universities (Đại học Quốc gia) tốt nhất nước Mỹ. Ngôi trường được xem là “thiên đường học thuật” của các nhà khoa học toàn cầu với phòng thí nghiệm hiện đại tầm cỡ thế giới và các sinh viên vô cùng tài chính.
Em hi vọng có thêm điều kiện để học hỏi và theo đuổi đam mê ở ngôi trường chất lượng này. Không thể hình dung cuộc sống của loài người sẽ thế nào nếu thiếu sự hỗ trợ của lĩnh vực Toán học, Cường quyết định theo đuổi ngành Toán ứng dụng tại Đại học Princeton.
“Dự định của em trong tương lai gần là học thật tốt tại ĐH Princeton, xin việc đi làm và trả nợ tiền học cho cha mẹ”, Cường tâm sự.
Là thành viên chính trong đội tuyển bóng đá, bóng chuyền của trường PTTH Leader 171, Ukraina, khi trở thành sinh viên Cường tiếp tục được chọn vào đội bóng đá của Đại học Princeton.
Chàng trai gốc Việt cho biết, em đã về Việt Nam vào hè vừa rồi, đi chơi ở Hà Nội, biển Đà Nẵng và thăm quê của cha, mẹ. Trong tương lai, Cường hi vọng có cơ hội trở về thăm Việt Nam nhiều hơn.
Theo Dân Trí

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Nhập tịch Mỹ dễ dàng hơn với hướng dẫn chi tiết này
Trở thành công dân Mỹ là một cột mốc quan trọng, mang lại nhiều quyền lợi và cơ hội. Nếu bạn đang có ý định nhập tịch, việc hiểu rõ các bước và điều kiện cần thiết sẽ giúp quá trình diễn ra suôn sẻ hơn. First Consulting Group sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng bước trong quy trình nhập tịch Mỹ. Hãy làm theo từng bước để đảm bảo bạn có đầy đủ thông tin và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình trở thành công dân Hoa Kỳ!
-
Dạy thêm, học thêm ở Mỹ như thế nào?
Mỹ không có luật cấm dạy-học thêm nhưng có những quy định nhằm kiểm soát các vấn đề liên quan đến lợi ích giáo viên và công bằng học tập. Các chính sách này chủ yếu do từng bang hoặc học khu (school district) ban hành.
-
Nữ Việt kiều lãnh án vì lừa đảo chiếm đoạt hơn 21 tỷ đồng của Ngân hàng
Ngày 24/2, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án 8 năm đối với bị cáo Trần Thị Kim Thoa (Việt kiều Mỹ - nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Địa ốc Á Châu - Công ty Á Châu) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên tòa được mở vào ngày 21/2, sau 14 năm khởi tố vụ án và gần 8 năm khởi tố bị can.
-
"Siêu lừa đảo" quốc tịch Mỹ gài bẫy nhiều người Việt, chiếm đoạt 18 tỷ đồng
Joshua Dung-Huu (quốc tịch Mỹ) đang cư trú ở TPHCM vừa bị Công an tỉnh Hậu Giang tạm giam để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị can đã lừa đảo nhiều người, chiếm đoạt 18 tỷ đồng.
-
Người Việt trước các biện pháp siết chặt nhập cư ở Mỹ
Những biện pháp siết chặt quản lý nhập cư của chính quyền Mỹ đã và đang tác động sâu rộng đến nhiều mặt đời sống xã hội, trong đó có cộng đồng người Việt.
-
Người Việt ở Mỹ kể chuyện học sinh đi học thêm
Học thêm sau chương trình chính khóa sẽ được tiếp tục như thế nào sau khi thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14.2.2025 đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các phụ huynh Việt Nam. Ở Mỹ, các trường học đã tổ chức học thêm cho học sinh của mình ra sao?
-
Chuyện tình sóng gió của chàng trai Anh và cô gái Việt
Lần đầu 'va' vào nụ cười cô gái Việt trên ứng dụng hẹn hò, Kyril Whittaker biết đây sẽ là bến đỗ của cuộc đời mình nên quyết định xóa tài khoản.
-
Nhiều công ty tại Mỹ tuyển nhân viên bằng chiêm tinh, thần số học
Tìm việc đã khó nhưng ngày càng nhiều công ty thêm các bài kiểm tra tính cách vào quy trình tuyển dụng, khiến đôi khi ứng viên bị đánh trượt chỉ vì nét chữ.
-
Cảnh báo mất tiền từ cuộc gọi 'không nói gì' chỉ nháy máy
Khi nhận cuộc gọi từ số lạ nhưng không nói gì, người dùng có thể mất khoản cước phí lớn nếu nghĩ kết nối có vấn đề và gọi lại.
-
Người trẻ Trung Quốc 'không còn nhu cầu kết hôn'
Áp lực kinh tế, chi phí cưới hỏi đắt đỏ hay mâu thuẫn vợ chồng khiến nhiều người trẻ Trung Quốc từ chối kết hôn.
-
Yêu lại tình đầu sau 73 năm
Gặp lại mối tình đầu khi đã 91 tuổi, ông Hassinger và bà Blakkan đang tranh thủ từng ngày để tận hưởng tình yêu, khi biết quãng đời còn lại ngắn ngủi.
-
Giàu - nghèo học thêm
Sau ba năm áp dụng lệnh cấm toàn diện với ngành công nghiệp dạy thêm, Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định, chính sách "giảm kép" bước đầu thành công, với trên 80% những người được hỏi bày tỏ sự hài lòng trong một cuộc khảo sát do Cục Thống kê Quốc gia thực hiện.