Nước Mỹ ra sao nếu Donald Trump làm Tổng thống
Dù đã để thua trong một số cuộc bầu cử mới đây nhưng ứng cử viên Tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa Donald Trump vẫn khiến nhiều tờ báo phương Tây phải tốn giấy mực để dự đoán về viễn cảnh mà ông trùm tài phiệt bất động sản này trở thành người quyền lực nhất nước Mỹ.
01:19 18/04/2016

Vực dậy nền kinh tế
Không nghi ngờ gì về khả năng tự làm giàu cho bản thân của Donald Trump khi khối tài sản của ông trùm địa ốc này hiện ở trong khoảng từ 4,5 đến 10 tỷ USD. Nhưng câu hỏi được đặt ra là, liệu ông ấy có giúp người dân Mỹ cũng trở nên giàu có hơn hay không?
Kinh tế dường như là điều gì đó mà Trump không có kế hoạch hành động nào. Trong một buổi phỏng vấn với chương trình “Chào buổi sáng nước Mỹ” hồi tháng 1 vừa qua, ông Trump từng đưa ra đánh giá khá ảm đạm về nền kinh tế Mỹ nhưng lại cho rằng, nếu buộc phải sửa chữa nó, ông muốn bỏ qua là hơn.
“Chúng ta đang trong nền kinh tế bong bóng” – Donald Trump nói – “Và nói thẳng ra là, nếu bong bóng vỡ, tôi hy vọng rằng nó sẽ xảy ra trước khi tôi trở thành Tổng thống, bởi tôi không muốn thừa hưởng mấy thứ này”.
Thế nhưng, bất chấp câu trả lời thẳng thừng đó, nhiều người dân Mỹ dường như vẫn tin tưởng rằng ông Trump sẽ là vị Tổng thống vực dậy nền kinh tế Mỹ. Theo cuộc thăm dò mà hãng Zogby Analytics công bố, các cử tri tin rằng Donald Trump sẽ chuẩn bị tốt hơn để cải cách nền kinh tế, chính sách thuế, tạo thêm công ăn việc làm…thậm chí hiệu quả hơn cả ứng viên hàng đầu phía đảng Dân chủ Hillay Clinton.
Trước đây, Donald Trump đã từng đề cập đến viễn cảnh kinh tế Mỹ trong cuộc tranh luận trực tiếp của đảng Cộng hòa trên kênh CNBC. Tỷ phú này nói rằng chính sách của ông là nhằm giảm thuế, khiến các tập đoàn mang về khoản tiền lớn cho nước Mỹ. Ông cũng nhắc lại lời hứa hẹn sẽ giữ các chương trình an sinh xã hội bằng cách tạo ra một nền kinh tế thực sự năng động và kéo công ăn việc làm từ Nhật Bản, Trung Quốc hay Mexico trở về với người dân Mỹ.
Ông này từng tuyên bố hùng hồn về khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế Mỹ trong một số tuyên bố của mình khi thực hiện chiến dịch tranh cử: “Chúng ta đang nợ 19 nghìn tỷ USD. Các bạn đang tự hỏi tôi có giỏi giải quyết các khoản nợ không sao? Không ai có thể giải quyết nó giỏi như tôi”.
Nhưng tuyên bố hùng hồn nhất của ông Trump chính là về khả năng đàm phán các thỏa thuận kinh tế, thương mại của bản thân trong một cuộc tranh luận trực tiếp: “Chỉ trong vòng 2 phút, tôi đã đàm phán lại để rút ngắn thời gian buổi tranh luận xuống còn 2 giờ để chúng ta còn biến khỏi đây. Và tôi cũng có thể làm tương tự đối với đất nước”.
Từ việc ban đầu chỉ tập trung vào vấn đề di cư như một thế mạnh của mình – xây dựng bức tường ngăn cách Mexico và Mỹ và trục xuất 11 triệu người nhập cư trái phép – ông Trump đã thu hút được rất nhiều cử tri sau này nhờ mở rộng các chính sách của mình như: Giảm thuế, thay thế Obamacare, tái đàm phán hoặc phá vỡ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), cải tổ cơ quan quản lý cựu chiến binh, đặt hàng rào thuế quan lên tới 35%…Nhưng vấn đề chính sách di cư vẫn là trụ chính trong chiến dịch tranh cử của ông.
Trục xuất người nhập cư trái phép
Nhiều tờ báo hàng đầu nước Mỹ vẫn cho rằng, dù quan điểm cứng rắn của Donald Trump đối với vấn đề nhập cư đã khiến ông mất đi không ít thỏa thuận làm ăn, nhưng biết đâu nó lại là cái giá cần phải trả để biến ông trở thành Tổng thống.
Nhưng Diễn đàn Hành động nước Mỹ, một tổ chức chính trị có trụ sở ở Washington D.C, ước tính rằng để thực hiện hoàn toàn kế hoạch ngăn chặn người nhập cư này, chính phủ Mỹ sẽ phải tiêu tốn từ 400 đến 600 tỷ USD. Điều này sẽ khiến lực lượng lao động Mỹ giảm 11 triệu người, giảm GDP khoảng 1,6 tỷ USD và phải mất đến 20 năm để hoàn thành – trong khi ông Trump tuyên bố chỉ cần 18 tháng.
Ngoài ra, một số ngành công nghiệp vốn dựa chủ yếu vào nhân công giá rẻ sẽ bị hủy diệt – như ngành nông nghiệp nước Mỹ. Các công ty vốn nhắm sản phẩm của mình tới các cộng đồng người nhập cư cũng bị ảnh hưởng, khiến các doanh nghiệp địa phương làm ăn thất bát, từ đó dẫn đến sa thải nhân công…
Ai cũng được giảm thuế
Một trong những cột trụ chính sách khác của Donald Trump chính là giảm thuế cho mọi người dân Mỹ, như ông từng tuyên bố hồi tháng 9 năm ngoái. Kế hoạch của ông là giảm thuế cho bất cứ ai và tiến tới một viễn cảnh mà trong đó ngay cả những người thu nhập thấp nhất cũng có thể mỉm cười.
Kế hoạch thuế của ông Trump đã thực sự nổi trội hơn so với các ứng viên đối thủ khác của đảng Cộng hòa như Ted Cruz hay Ben Carson, nhưng thực tế nó vẫn đi theo một lối mòn của đảng này: Ưu đãi những người giàu. Donald Trump từng tuyên bố về đề xuất sẽ hạ mức thuế doanh nghiệp xuống 15%, điều này cực kỳ có lợi cho các hộ doanh nghiệp tư nhân và cá thể làm ăn tự do.
Theo ước tính của tổ chức chuyên nghiên cứu về thuế Tax Foundation, kế hoạch của Trump sẽ khiến nước Mỹ thất thu khoảng 11,9 nghìn tỷ USD tiền thuế trong vòng 10 năm. Điều này tuy giúp GDP tăng trưởng 11%, lương cao hơn 6,5% và tạo ra 5,3 triệu việc làm…nhưng lại giảm nguồn thu từ thuế của Mỹ tới 10,14 nghìn tỷ USD.
Loại bỏ Obamacare
Ông Trump từng nhiều lần mập mờ về chính sách chăm sóc sức khỏe của mình, và phải đến tháng ba vừa qua mới bắt đầu tung ra kế hoạch chi tiết gồm 7 điểm về chính sách sức khỏe cho nước Mỹ. Kế hoạch này kêu gọi người dân bãi bỏ chương trình Obamacare của Tổng thống Barack Obama, và một điểm đáng chú nhất của nó là: Cho phép người tiêu dùng tái nhập khẩu thuốc từ nước ngoài.
Obamacare là chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc của Chính phủ Liên bang dành cho những gia đình, cá nhân có thu nhập thấp; các công ty phải mua bảo hiểm cho nhân viên đang làm việc tại công ty mình. Ông Trump cho rằng cần phải kêu gọi sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm, để từ đó người dân càng hưởng lợi từ các dịch vụ bảo hiểm có mức giá cạnh tranh hơn.
“Thay vì chỉ có một công ty bảo hiểm lo cho cả New York, hay Texas, thì chúng ra sẽ có rất nhiều. Họ sẽ cạnh tranh, và chúng ta hưởng lợi” – ông Trump tuyên bố.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với ông trong chính sách này, khi cho rằng việc hủy bỏ chương trình chăm sóc sức khỏe phổ cập hiện tại có thể ảnh hưởng tới hàng triệu người dân nghèo ở Mỹ, những người không có đủ khả năng chi trả để mua bảo hiểm cho mình và gia đình.
Linh Chi

Một triệu căn nhà ở Michigan mất điện vì gió quá mạnh
Khoảng 1 triệu căn nhà của cư dân và các tòa nhà khác của tiểu bang Michigan hôm thứ năm 9/3 đã hoàn toàn chìm trong bóng tối sau khi gío mạnh đã gây ra tình trạng mất điện rộng rãi khắp tiểu bang.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Ông Trump nêu điều kiện để giảm thuế
Tổng thống Trump nói quyết định áp thuế khiến Mỹ ở vị trí làm chủ tình hình, nhấn mạnh thuế giảm hay không phụ thuộc vào những gì các đối tác mang lại cho Mỹ.
-
Thẻ vàng nhập cư 5 triệu USD của Mỹ in chân dung ông Trump
Trên chiếc chuyên cơ Không lực Một, ông Trump tự hào khoe 'thẻ vàng' đầu tiên của Mỹ với giới truyền thông và khẳng định sức mạnh của chiếc thẻ đặc biệt này.
-
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế của Mỹ
Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ và sẽ tiếp tục phối hợp tìm giải pháp đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định.
-
Cửa hàng Bloomingdale’s tại San Francisco giảm giá 70% để chuẩn bị đóng cửa tại San Francisco Centre
Việc đi bộ qua San Francisco Centre là một trong những trải nghiệm buồn bã nhất lúc này, nếu bạn như nhiều người còn nhớ khi trung tâm thương mại này đầy ắp các cửa hàng chỉ mới 10 năm trước. Hiện tại, điều đó không còn đúng nữa.
-
Nền kinh tế Mỹ sẽ thế nào sau khi ông Trump áp thuế?
Người dân Mỹ có thể sẽ đối diện với sự mất mát ban đầu, tuy nhiên về lâu dài, nhiều người tin rằng khả năng cạnh tranh kinh tế của nước này sẽ cải thiện.
-
Mỹ thừa nhận trục xuất nhầm người đến nhà tù El Salvador
Giới chức Mỹ thừa nhận chuyển nhầm một người nhập cư gốc El Salvador về nước, dù người này được bảo vệ bởi phán quyết từ năm 2019.
-
Mỹ giải thích tại sao Nga không nằm trong danh sách 180 nước bị áp thuế đối ứng
Trong số hơn 180 quốc gia/vùng lãnh thổ đối mặt với thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố, không có tên Nga. Ukraine vẫn chịu mức thuế 10%.
-
Cô gái gốc Việt kể về nỗi khổ không được thừa nhận ở Hàn Quốc
Dù sinh ra tại Hàn Quốc, A không được cấp quốc tịch vì là con của hai người Việt cư trú bất hợp pháp, khiến cô bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống và sự nghiệp.
-
Người Mỹ không hài lòng với thuế quan, tỉ lệ ủng hộ ông Trump xuống thấp nhất
Tỉ lệ ủng hộ ông Trump đã giảm xuống còn 43%, mức thấp nhất kể từ khi ông trở lại Nhà Trắng. Người Mỹ không hài lòng với các động thái áp thuế của ông và cách xử lý chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
-
Nhà Trắng kêu gọi 'tin tưởng Tổng thống Trump'
Nhà Trắng kêu gọi nhà đầu tư Mỹ tin vào Tổng thống Trump, cho biết ông đang kiên định với công thức kinh tế đã được chứng minh.
-
Người Mỹ phản ứng trái chiều với thuế đối ứng của ông Trump
Một số người Mỹ tin rằng thuế đối ứng của ông Trump sẽ giúp đất nước "vĩ đại trở lại", số khác lo ngại chính sách này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước.
-
'Thuế Việt Nam đang áp thấp hơn nhiều mức 90% Mỹ tính toán'
Mỹ nói thuế suất nhập khẩu Việt Nam đang áp tới 90% nhưng đại diện Bộ Tài chính khẳng định "thuế suất bình quân thực tế chỉ khoảng 9,4%".