Sắc lệnh của tổng thống Mỹ là gì?
Tổng thống Donald Trump đã ban hành ít nhất 4 sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu tiên sau ngày nhậm chức.
21:59 30/01/2017
Đây được xem là công cụ chủ yếu để các chủ nhân Nhà Trắng có thể ghi dấu ấn của mình trong các quyết sách của chính phủ.

Sắc lệnh hành pháp là gì?
Sắc lệnh hành pháp về cơ bản là một sắc lệnh bằng văn bản do tổng thống ban hành cho chính phủ liên bang mà không cần sự phê chuẩn của quốc hội.
Thẩm quyền ban hành sắc lệnh hành pháp bắt nguồn từ Điều II trong Hiến pháp Mỹ, trong đó ghi nhận: “Quyền hành pháp sẽ được trao cho tổng thống của nước Mỹ”.
Phạm vi của sắc lệnh hành pháp khá rộng, có thể trải dài từ các chính sách quan trọng, như sắc lệnh phê chuẩn việc xây dựng hai đường ống dẫn dầu gây tranh cãi vừa qua của Tổng thống Donald Trump, cho đến các hoạt động quy mô nhỏ như đề xuất đóng cửa các văn phòng của chính phủ trong khoảng thời gian nửa ngày vào đêm Giáng sinh năm 2015 của cựu Tổng thống Barack Obama.
Tại sao các tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp?
Đôi khi các sắc lệnh hành pháp được ban hành trong thời chiến để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nội bộ. Năm 1952, Tổng thống Harry S Truman đã ký sắc lệnh hành pháp với mục đích đặt ngành công nghiệp thép của Mỹ dưới sự kiểm soát của chính phủ để tránh một cuộc đình công xảy ra.
Tổng thống Obama cũng từng ký một số sắc lệnh hành pháp gây tranh cãi trong 2 nhiệm kỳ tại Nhà Trắng để giải quyết tình trạng “tắc nghẽn” ở quốc hội khi nhiều chính sách không thể thông qua do sự cản trở kéo dài của phe đối lập Cộng hòa.
Tại sao sắc lệnh hành pháp nhạy cảm về chính trị?
Các sắc lệnh hành pháp thường gây nhiều tranh cãi vì bỏ qua sự phê chuẩn của quốc hội. Thay vào đó, các sắc lệnh này cho phép tổng thống tự quyền quyết định theo ý của mình.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã thành công trong việc khởi kiện Tổng thống Obama liên quan đến một số thay đổi trong chính sách chăm sóc sức khỏe của ông năm 2010. Các nghị sĩ cho rằng tổng thống đã vượt quá thẩm quyền của hiến pháp khi đơn phương trì hoãn quy định trong đạo luật bảo hiểm y tế.
Một tổng thống có thể ban hành sắc lệnh hành pháp khi các thành viên trong quốc hội làm việc quá chậm chạp để thông qua một vấn đề nào đó, hoặc khi tổng thống cảm thấy cần thiết phải bổ sung thêm các chi tiết vào một đạo luật mới.
Các đời tổng thống Mỹ đã ký bao nhiêu sắc lệnh hành pháp?
Tổng thống Roosevelt đã ban hành 3721 sắc lệnh hành pháp trong 12 năm tại nhiệm, trong khi Tổng thống Obama chỉ ký 279 sắc lệnh. Tổng thống George W Bush ban hành 291 sắc lệnh trong 8 năm công tác tại Nhà Trắng.
Số sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Obama là “khiêm tốn” nhất so với các đời tổng thống tính theo tiêu chuẩn hiện đại. Ông Obama ký trung bình 35 sắc lệnh hành pháp trong một năm và đây là mức thấp nhất kể từ đời Tổng thống Grover Cleverland, người giữ cương vị lãnh đạo nước Mỹ trong 2 nhiệm kỳ từ năm 1885-1889 và từ năm 1893-1897, với trung bình 32 sắc lệnh hành pháp trong một năm.
Theo Dân trí

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Nhập tịch Mỹ dễ dàng hơn với hướng dẫn chi tiết này
Trở thành công dân Mỹ là một cột mốc quan trọng, mang lại nhiều quyền lợi và cơ hội. Nếu bạn đang có ý định nhập tịch, việc hiểu rõ các bước và điều kiện cần thiết sẽ giúp quá trình diễn ra suôn sẻ hơn. First Consulting Group sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng bước trong quy trình nhập tịch Mỹ. Hãy làm theo từng bước để đảm bảo bạn có đầy đủ thông tin và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình trở thành công dân Hoa Kỳ!
-
Dạy thêm, học thêm ở Mỹ như thế nào?
Mỹ không có luật cấm dạy-học thêm nhưng có những quy định nhằm kiểm soát các vấn đề liên quan đến lợi ích giáo viên và công bằng học tập. Các chính sách này chủ yếu do từng bang hoặc học khu (school district) ban hành.
-
Nữ Việt kiều lãnh án vì lừa đảo chiếm đoạt hơn 21 tỷ đồng của Ngân hàng
Ngày 24/2, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án 8 năm đối với bị cáo Trần Thị Kim Thoa (Việt kiều Mỹ - nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Địa ốc Á Châu - Công ty Á Châu) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên tòa được mở vào ngày 21/2, sau 14 năm khởi tố vụ án và gần 8 năm khởi tố bị can.
-
"Siêu lừa đảo" quốc tịch Mỹ gài bẫy nhiều người Việt, chiếm đoạt 18 tỷ đồng
Joshua Dung-Huu (quốc tịch Mỹ) đang cư trú ở TPHCM vừa bị Công an tỉnh Hậu Giang tạm giam để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị can đã lừa đảo nhiều người, chiếm đoạt 18 tỷ đồng.
-
Người Việt trước các biện pháp siết chặt nhập cư ở Mỹ
Những biện pháp siết chặt quản lý nhập cư của chính quyền Mỹ đã và đang tác động sâu rộng đến nhiều mặt đời sống xã hội, trong đó có cộng đồng người Việt.
-
Người Việt ở Mỹ kể chuyện học sinh đi học thêm
Học thêm sau chương trình chính khóa sẽ được tiếp tục như thế nào sau khi thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14.2.2025 đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các phụ huynh Việt Nam. Ở Mỹ, các trường học đã tổ chức học thêm cho học sinh của mình ra sao?
-
Chuyện tình sóng gió của chàng trai Anh và cô gái Việt
Lần đầu 'va' vào nụ cười cô gái Việt trên ứng dụng hẹn hò, Kyril Whittaker biết đây sẽ là bến đỗ của cuộc đời mình nên quyết định xóa tài khoản.
-
Nhiều công ty tại Mỹ tuyển nhân viên bằng chiêm tinh, thần số học
Tìm việc đã khó nhưng ngày càng nhiều công ty thêm các bài kiểm tra tính cách vào quy trình tuyển dụng, khiến đôi khi ứng viên bị đánh trượt chỉ vì nét chữ.
-
Cảnh báo mất tiền từ cuộc gọi 'không nói gì' chỉ nháy máy
Khi nhận cuộc gọi từ số lạ nhưng không nói gì, người dùng có thể mất khoản cước phí lớn nếu nghĩ kết nối có vấn đề và gọi lại.
-
Người trẻ Trung Quốc 'không còn nhu cầu kết hôn'
Áp lực kinh tế, chi phí cưới hỏi đắt đỏ hay mâu thuẫn vợ chồng khiến nhiều người trẻ Trung Quốc từ chối kết hôn.
-
Yêu lại tình đầu sau 73 năm
Gặp lại mối tình đầu khi đã 91 tuổi, ông Hassinger và bà Blakkan đang tranh thủ từng ngày để tận hưởng tình yêu, khi biết quãng đời còn lại ngắn ngủi.
-
Giàu - nghèo học thêm
Sau ba năm áp dụng lệnh cấm toàn diện với ngành công nghiệp dạy thêm, Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định, chính sách "giảm kép" bước đầu thành công, với trên 80% những người được hỏi bày tỏ sự hài lòng trong một cuộc khảo sát do Cục Thống kê Quốc gia thực hiện.