Sợ có gian lận, phe ủng hộ Trump sẽ theo dõi các phòng phiếu ở California
Khi cử tri đi bầu vào ngày thứ Ba, họ sẽ thấy có những người đứng theo dõi họ. Những người này có thể là các cựu quân nhân.
09:46 05/11/2016

Một con khỉ đang say mê hôn hít hình của ông Donald Trump trong một cuộc tuyển chọn giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ, được tổ chức trong một công viên ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam ngày thứ Năm. Một diễn viên đã bế con khỉ để trên bàn, cho nó được lựa chọn giữa ông Trump của đảng Cộng Hòa và bà Hillary Clinton của đảng Dân Chủ. Con khỉ đã mau chóng nhảy đến ôm hôn hình ông Trump. Bản tin của AFP không cho biết con khỉ này là giống đực hay giống cái. Tại Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, dư luận đang chú ý đến cuộc bầu cử rất sôi nổi tại Hoa Kỳ. (STR/ Getty Images)
Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Donald Trump của Cộng Hòa đã loan báo rằng họ dự định quan sát việc bỏ phiếu vào ngày bầu cử thứ Ba, 8 tháng 11, trên khắp California. Những người này làm vậy mặc dù California không phải là một tiểu bang đang có tỉ lệ ngang ngửa giữa hai ứng cử viên tổng thống.
Theo luật, những người theo dõi cuộc bầu cử không thể can thiệp vào việc bỏ phiếu, tương tác với các cử tri trong phạm vi 100 feet (hơn 30 mét) ở một nơi bỏ phiếu, hoặc tra hỏi cử tri về việc họ có hội đủ điều kiện để đi bầu. Thế nhưng người cầm đầu một nhóm cựu chiến binh ủng hộ ông Trump nói rằng những người trong nhóm ông đang sẵn sàng gọi báo chính quyền, nếu họ thấy có điều gì đó khả nghi tại nơi bỏ phiếu.
Trong khi đó, phe Dân Chủ ở California cũng đang cảnh giác về việc cử tri bị đe dọa trong ngày bầu cử.
Phát ngôn viên Michael Soller của đảng Dân Chủ ở California nói, “Chúng tôi đang cho người ta thấy rằng có đông thêm người đi bỏ phiếu là điều tốt hơn cho đất nước chúng ta, còn các lực lượng của ông Trump thì đang tìm cách làm ngược lại.”
Trong kỳ vận động tranh cử, ông Trump thường tố cáo điều mà ông mô tả là một hệ thống bị giựt dây ủng hộ cho bà Hillary Clinton, người được đảng Dân Chủ đề cử làm ứng cử viên của đảng. Nhưng xét về mặt lịch sử, thì hiếm có bằng chứng cho thấy chuyện gian lận cử tri xảy ra ở Mỹ. Một cuộc nghiên cứu của một giáo sư Trường Luật Khoa Loyola đã cho thấy rằng chỉ có 31 trường hợp được biết về việc một người lấy tên người khác để bỏ phiếu bầu.
Số lượng cử tri đi bỏ phiếu có thể là rất đông. Các cư dân California thường bỏ phiếu với số lượng lớn hơn, trong các kỳ bầu cử tổng thống. Số lượng cử tri được ghi danh tại tiểu bang này, khoảng 19 triệu người, là mức cao nhất mọi thời kỳ.
Tính cho đến hôm thứ Ba, có hơn 3.3 triệu lá phiếu được bỏ vào thùng, trong cuộc bầu cử sớm ở California, theo Political Data Inc. cho biết. Công ty ở Norwalk này chuyên biên soạn thông tin về số lượng cử tri đi bầu.
Nhiều người dự đoán bà Clinton sẽ giành được 55 phần trăm phiếu cử tri đoàn. Số phiếu này không được dồn cho một ứng cử viên Cộng Hòa từ năm 1988. Dù vậy, những người ủng hộ ông Trump đang dự định huy động lực lượng vào ngày thứ Ba.
Nhóm Cựu Chiến Binh Ủng Hộ Trump, cùng với tổ chức chống gian lận bầu cử Election Integrity Project, đang dự tính cử 8,000 người theo dõi việc bỏ phiếu đi khắp California, theo ông Chuck McDougald, chủ tịch chi hội tiểu bang của nhóm cựu chiến binh ấy, cho biết.
Những người quan sát bầu cử được huấn luyện để theo dõi những chuyện xảy ra, “theo một cách thức hòa bình và yên tĩnh”. Họ cũng được huấn luyện để gọi điện thoại cho đường dây nóng, nếu họ nhìn thấy bất cứ điều nào sai trái, theo McDougald cho biết. Ông nói thêm rằng 100 luật sư sẽ túc trực để cho lời khuyên.
Đảng Dân Chủ California đã lập đường dây nóng, 877-321-VOTE, để trả lời những câu hỏi của cử tri, và báo cáo về những vấn đề bỏ phiếu. Trong một bản thông cáo báo chí, chủ tịch điều hành Massami Meyers của đảng này nói, “Việc bỏ phiếu là quyền căn bản nhất trong nền dân chủ của chúng ta. Nhưng chúng ta từng nhìn thấy phe Cộng Hòa, ở đây tại California và trên khắp đất nước, dùng chiến thuật cản trở các cử tri để ngăn chặn không cho họ đi bầu.”
Văn phòng thư ký tiểu bang California, tức cơ quan trông coi việc tuyển cử, có một số điện thoại là 800-3454-VOTE, dành cho những cử tri nào cảm thấy bị đe dọa hoặc bị uy hiếp tại phòng phiếu.
Ông Alex Padilla, người đứng đầu cơ quan này, nói trong một bức email, “Những người quan sát phải tuân thủ luật pháp. Điều này có nghĩa là không can thiệp vào công việc quan trọng mà các nhân viên phòng phiếu đang tham gia. Và có một điều cũng quan trọng như vậy, đó là không sách nhiễu hoặc uy hiếp bất cứ cử tri nào hành xử quyền bỏ phiếu của họ.”
Nguồn: viendongdaily.com

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Nữ Việt kiều lãnh án vì lừa đảo chiếm đoạt hơn 21 tỷ đồng của Ngân hàng
Ngày 24/2, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án 8 năm đối với bị cáo Trần Thị Kim Thoa (Việt kiều Mỹ - nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Địa ốc Á Châu - Công ty Á Châu) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên tòa được mở vào ngày 21/2, sau 14 năm khởi tố vụ án và gần 8 năm khởi tố bị can.
-
"Siêu lừa đảo" quốc tịch Mỹ gài bẫy nhiều người Việt, chiếm đoạt 18 tỷ đồng
Joshua Dung-Huu (quốc tịch Mỹ) đang cư trú ở TPHCM vừa bị Công an tỉnh Hậu Giang tạm giam để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị can đã lừa đảo nhiều người, chiếm đoạt 18 tỷ đồng.
-
Người Việt trước các biện pháp siết chặt nhập cư ở Mỹ
Những biện pháp siết chặt quản lý nhập cư của chính quyền Mỹ đã và đang tác động sâu rộng đến nhiều mặt đời sống xã hội, trong đó có cộng đồng người Việt.
-
Người Việt ở Mỹ kể chuyện học sinh đi học thêm
Học thêm sau chương trình chính khóa sẽ được tiếp tục như thế nào sau khi thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14.2.2025 đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các phụ huynh Việt Nam. Ở Mỹ, các trường học đã tổ chức học thêm cho học sinh của mình ra sao?
-
Chuyện tình sóng gió của chàng trai Anh và cô gái Việt
Lần đầu 'va' vào nụ cười cô gái Việt trên ứng dụng hẹn hò, Kyril Whittaker biết đây sẽ là bến đỗ của cuộc đời mình nên quyết định xóa tài khoản.
-
Nhiều công ty tại Mỹ tuyển nhân viên bằng chiêm tinh, thần số học
Tìm việc đã khó nhưng ngày càng nhiều công ty thêm các bài kiểm tra tính cách vào quy trình tuyển dụng, khiến đôi khi ứng viên bị đánh trượt chỉ vì nét chữ.
-
Cảnh báo mất tiền từ cuộc gọi 'không nói gì' chỉ nháy máy
Khi nhận cuộc gọi từ số lạ nhưng không nói gì, người dùng có thể mất khoản cước phí lớn nếu nghĩ kết nối có vấn đề và gọi lại.
-
Người trẻ Trung Quốc 'không còn nhu cầu kết hôn'
Áp lực kinh tế, chi phí cưới hỏi đắt đỏ hay mâu thuẫn vợ chồng khiến nhiều người trẻ Trung Quốc từ chối kết hôn.
-
Yêu lại tình đầu sau 73 năm
Gặp lại mối tình đầu khi đã 91 tuổi, ông Hassinger và bà Blakkan đang tranh thủ từng ngày để tận hưởng tình yêu, khi biết quãng đời còn lại ngắn ngủi.
-
Giàu - nghèo học thêm
Sau ba năm áp dụng lệnh cấm toàn diện với ngành công nghiệp dạy thêm, Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định, chính sách "giảm kép" bước đầu thành công, với trên 80% những người được hỏi bày tỏ sự hài lòng trong một cuộc khảo sát do Cục Thống kê Quốc gia thực hiện.
-
4 bài học kinh doanh trong thư gửi cổ đông của Warren Buffett
Tỷ phú đầu tư không nhìn vào bằng cấp khi tuyển nhân viên và chấp nhận việc sai lầm luôn có thể xảy ra trong kinh doanh.
-
Tâm trạng người Ukraine khi ông Trump đòi 500 tỷ USD khoáng sản
Với nhiều người Ukraine, việc Tổng thống Trump đòi nước này phải bồi hoàn viện trợ quân sự từ Mỹ bằng 500 tỷ USD khoáng sản không khác gì "tống tiền".