Sống khổ lương thấp, liệu lao động nước ngoài còn thiết tha với Nhật Bản?
10:57 12/01/2016

Tuy nhiên, theo tổ chức Liên Minh Tự Do Dân Sự Nhật Bản, nhiều nhà tuyển dụng đã không báo cáo số lượng lao động nước ngoài mà họ đang có, vì vậy số lượng thực tế của lao động nước ngoài có thể lên đến hơn 1 triệu nếu ta dựa trên thống kê dân nhập cư của Bộ Tư Pháp. Đây quả thực là một câu hỏi khá hóc búa, tuy nhiên, người lao động nước ngoài sẽ có thể được xem xét tăng mức tiền lương cũng như chất lượng cuộc sống nếu như họ được cho phép nhập cư?
Một cách chính thức, chính phủ đã nói rằng trước khi họ chấp nhận cho lao động nước ngoài nhập cư vào nước, họ cần có thời gian để tối đa hóa việc sử dụng lực lượng lao động tiềm năng hiện tại của Nhật Bản, sau đó họ sẽ quyết định những đối tượng lao động nước ngoài nào đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Các đối tượng được ưa chuộng nhất là lao động nước ngoài trải qua nền giáo dục tốt và có kỹ năng lao động cần thiết. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là, nếu như những lao động này thật sự có tài năng, tại sao họ không ở lại phục vụ đất nước mình, mà lại đến để làm việc cho Nhật Bản. Chính phủ cho biết, nguồn nhân lực này rất có ích cho việc giúp đỡ nền dân số già cỗi của Nhật. Vấn đề này hiện đặt ra một số câu hỏi như: Làm thế để họ được phép ở lại Nhật trong một thời gian lâu dài như thế, họ sẽ được phép sử dụng họ của mình hay phải thay đổi họ theo họ của người giám hộ?
Điểm đặc biệt của nguồn nhân lực này là họ sẽ phải làm những công việc mà người Nhật Bản thường không thích làm. Tính đến thời điểm này, những lao động không phải là người Nhật Bản nhưng được phép ở lại làm việc lâu dài ở đất nước này đa số là những thực tập sinh-những người đến đây để học tập và sẽ sớm quay về phục vụ đất nước của họ. Tuy nhiên, đa số lao động nước ngoài ở đây chỉ được sắp xếp vào làm những công việc thủ công trong các nhà máy, xí nghiệp hoặc trang trại, và lương mà họ được nhận còn thấp hơn cả mức lương tối thiểu của một người Nhật có được. Là một phần của chiến lược phát triển kinh doanh của mình, chính phủ đang cân nhắc mở rộng thời gian cho các thực tập sinh làm việc ở đây, có thể là từ 3 đến 5 năm.
Tuy nhiên, không chỉ những người nhập cư, mà cả những công dân được cho phép định cư hợp pháp ở Nhật cũng chưa chắc được hưởng mức tiền lương như bao người bình thường khác. Một bài báo gần đây trên tờ Asahi Shimbun đã kể về câu chuyện của một người đàn đến từ Bolivia, vì tổ tiên của mình là người Nhật nên ông ấy đã đến và sống ở Nhật Bản được 18 năm. Ông hiện đang làm việc cho một cơ quan, nơi này đã tạm thời phái ông đến Fukushima Prefecture để làm sạch các khu vực bị ô nhiễm bởi phóng xạ. Ông làm được ¥ 16,000 một ngày, và ông cho biết đó là số tiền lớn nhất ông từng nhận được. Tuy nhiên, Bộ Môi trường đã công bố “chỉ thị”, rằng những người làm công việc có tiếp xúc với phóng xạ nguy hiểm này, phải được trả ít nhất ¥ 25,000 một ngày, mặc dù họ không bắt buộc các công ty phải làm như vậy, nhưng đây là việc họ nên làm để xứng đáng với sức lực mà người lao động đã bỏ ra. Người đàn ông Bolivia nói rằng, ông khá hài lòng với công việc hiện tại và tiền lương của mình, mặc dù mùa hè năm ngoái, ông ta đã phải tham gia một công việc ngoài giờ không lương. Ông ấy cũng đã đề cập đến 3 người đồng nghiệp khác, những người có cùng hoàn cảnh sống như ông.
Việc này không có ý ám chỉ rằng những người này đang bị khai thác sức lực quá nhiều đơn giản chỉ vì họ không phải là người Nhật Bản. Mà là vì những đối tượng này rất khó để có thể tiến xa như những người bản địa do khả năng giao tiếp với các nhà tuyển dụng của họ quá hạn chế. Các công ty ở Fukushima cho biết, họ không muốn làm việc nhiều với người nước ngoài vì họ sợ sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến kinh doanh của họ. Lý do duy nhất mà những người nước ngoài được nhận vào làm là do các công ty không thể tìm được bất cứ người Nhật nào cho vị trí đó
Một nghề nghiệp đang được chính phủ xem xét để sử dụng nguồn lao động nước ngoài tại đây là nghề dọn phòng, tuy nhiên theo truyền thống, đây không phải là một nghề nghiệp được công nhận tại Nhật Bản, trừ khi ta nói đến ngành công nghiệp khách sạn. Lý do cho sự xuất hiện của nghề này vẫn còn là một ẩn số, mọi người chỉ đoán rằng nghề này có thể sẽ giúp giải quyết lượng lao động nữ còn tồn đọng khá nhiều trên đất nước này. Chính phủ Nhật cho biết, họ dự kiến sẽ bắt đầu chấp nhận lao động không phải người Nhật cho công việc Dọn dẹp phòng, chính phủ sẽ thiết lập một khu vực lao động riêng cho nghề này, với điều kiện lao động không được ở lại quá 3 năm.
Để có được cái nhìn cụ thể hơn về nghề Dọn phòng này, tờ báo Asashi đã có một bài phỏng vấn nhỏ với một người phụ nữ Phillipines hiện đang theo làm công việc trên. Cô ấy kết hôn với một người đàn ông Nhật bản và ở lại đất nước này. Người phụ nữ Philippines 42 tuổi hiện có thể nói được kha khá tiếng Nhật, cô cho biết vốn từ của cô đủ để dùng cho “cuộc sống hằng ngày”, 1 tuần cô làm việc dọn dẹp cho một phụ nữ khác ở Shibuya, Tokyo. Cô được trả 1.500 ¥ cho một tiếng đồng hồ làm việc, 1 tuần cô làm 2 ca, mỗi ca 3 tiếng.
Sự khác biệt chính giữa người giúp việc ở Nhật Bản và các nước khác là pháp luật ở Nhật Bản cấm người giúp việc sống trong nhà. Tuy nhiên, một luật sư được phỏng vấn bởi tờ báo Asahi đã chỉ ra, nếu công việc giúp việc trở nên phổ biến hơn họ có thể thay thế được các ngành nghề khắc trong việc chăm sóc gia đình, như trông trẻ, chăm sóc người già vậy nên họ có thể được xem xét để sống cùng với chủ nhà và được nâng tiền lương nếu làm tốt công việc. Hiện nay đối với những người làm nghề chăm sóc người cao tuổi, họ cho rằng mức tiền lương đó là quá thấp so với công sức mà họ đã bỏ ra. Nếu chính phủ thực sự muốn tối đa hóa lực lượng lao động chưa được khai thác của Nhật Bản trước khi thuê lao động nước ngoài, thì trước hết phải cung cấp mức lương hợp lý cho lao động trong nước đi đã.

Những cám dỗ bạn nên né xa khi đi du học
Chưa bao giờ các lời mời chào viết luận, làm bài tập hộ lại trắng trợn và tràn lan trên những diễn đàn, nhóm hội du học sinh trên Facebook như bây giờ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Ông Trump gây thắc mắc khi kể chuyện về kẻ đánh bom hàng loạt
Tổng thống Donald Trump gây chú ý khi tuyên bố John Trump, chú của ông, từng là thầy của kẻ đánh bom hàng loạt Ted Kaczynski.
-
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa 13
Chiều 19/7, Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương khóa 13 sau hai ngày làm việc.
-
Mỹ thả toàn bộ người Venezuela bị giam ở 'siêu nhà tù' El Salvador
Washington cho phép 250 công dân Venezuela bị giam ở El Salvador được hồi hương, đổi lại Caracas trả tự do cho 10 người Mỹ.
-
Cua 'siêu gạch' châu Âu về Việt Nam giá rẻ kỷ lục
Cua nâu đông lạnh từ Ireland và Na Uy đang được nhiều cửa hàng bán với giá 200.000-300.000 đồng một kg, rẻ nhất từ trước tới nay.
-
Tại sao nên đặt tờ giấy vào cửa tủ lạnh khi trời nắng nóng?
Khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, một bài kiểm tra đơn giản với tờ giấy có thể giúp bạn tiết kiệm tiền điện và bảo vệ thực phẩm.
-
‘Tước quốc tịch’ – nỗi lo của người nhập cư
Mấy hôm nay truyền thông Mỹ xôn xao về một sự việc chưa từng có tiền lệ: ông Donald Trump, tổng thống Mỹ, đòi thu hồi quyền công dân (tước quốc tịch) bà Rosie O’Donnell, một nữ nghệ sĩ hài có tên tuổi, sau khi bà lên tiếng chỉ trích đạo luật “To, Đẹp” (Big Beautiful Bill) mà ông vừa ký ban hành.
-
Sự thật về mối quan hệ sugar baby
Các "sugar baby" là bạn gái hay gái mại dâm? Nhiều người đang đi trên ranh giới mong manh giữa hai khái niệm này.
-
Ba nguyên tắc làm giàu của Warren Buffett
Theo Warren Buffett sự giàu có không đến từ việc làm cật lực, mà từ ba nguyên tắc cốt lõi: kết nối đúng người, tập trung đúng việc và tạo ra giá trị không thể sao chép.
-
Người nước ngoài ngạc nhiên với thói quen dậy sớm ở Việt Nam
4h sáng, Semyon Kuprianov tỉnh giấc khi nghe tiếng rao của người bán hàng rong vang lanh lảnh khắp khu phố.
-
Kỳ vọng và hoài nghi về tối hậu thư của ông Trump với Nga
Việc Tổng thống Trump dọa trừng phạt nghiêm khắc Nga khiến nhiều người tin rằng ông đã thay đổi lập trường song họ vẫn hoài nghi về mức độ tác động của nó.
-
Dự án sửa tàu ngầm Mỹ nát mũi ở Biển Đông bị chậm tiến độ
USS Connecticut, tàu ngầm Mỹ bị nát mũi ở Biển Đông năm 2021, dự kiến trở lại biên chế cuối năm 2026, chậm một năm so với kế hoạch.
-
Ngập lụt nghiêm trọng ở New York, nước tràn vào tàu điện ngầm
Mưa lớn kỷ lục trong đêm gây ngập lụt nghiêm trọng tại New York, khiến nước phun lên dữ dội ở ga tàu điện ngầm.