Cứ du học là tránh thất nghiệp – đây không phải là “mệnh đề” luôn đúng

 Không nên vì một vài lý do bên ngoài tác động như: theo xu hướng, lựa chọn may rủi… mà vội vàng quyết định du học cho bằng được. Những điều này sẽ dẫn đến hệ quả là một số bạn sinh viên cảm thấy thất vọng về những lựa chọn du học của mình.

07:00 02/03/2018

 

Bằng cấp nước ngoài có thể là một lợi thế trong thị trường việc làm với mức lương cao. Nhưng nếu nghĩ tấm bằng nước ngoài là “tấm vé” để tránh thất nghiệp thì hẳn bạn đã nhầm. Tin tôi đi, nếu bạn du học nhưng không chịu học thì ngay việc lấy được bằng cũng là vấn đề khó khăn chứ chưa nói đến xin việc.

Tất nhiên không thể phủ nhận những lợi ích của việc đi du học như: Kinh nghiệm sống và học tập ở nước ngoài, am hiểu một nền văn hóa khác và thành thạo một ngoại ngữ sẽ giúp bạn nổi bật giữa những ứng viên khác. Hay sự tự tin năng động của môi trường học tập tiên tiến sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp ở các công ty quốc tế khi ra trường.

Nhưng cứ du học là tránh thất nghiệp – đây không phải là “mệnh đề” luôn đúng!

Tuy nhiên những lợi thế đó phải do chính bản thân bạn tạo ra – không phải cái “mác” du học. Quan trọng vẫn là tư duy chủ động. Bạn sẽ cần chủ động trong mọi việc, từ học tập đến đời sống sinh hoạt của bản thân và phải luôn luôn học hỏi, nâng tầm giá trị của mình. Chỉ như thế, thì dù học tập ở đâu bạn vẫn ngày ngày làm phong phú thêm kho tàng tri thức của mình, từ lối sống, văn hóa, con người không chỉ ở nơi chúng ta đang theo học mà cả nhiều nước trên thế giới. Và cũng chỉ như thế bạn mới có “tấm vé” tránh thất nghiệp chứ không phải tấm bằng được đào tạo ở nước ngoài!

Du học là phụ, du lịch mới là chính

Khi bạn không xác định rõ lý do chính mình đi du học là gì? Điểm đến du học có phù hợp với bản thân và chuyên ngành của mình hay không? Mà đơn giản chỉ lựa chọn điểm đến là nơi mình sẽ đi du lịch, tham quan, ngắm cảnh… thì thật sự nên xem xét quyết định du học của bản thân xem thật sự nó có cần thiết!

Bạn nên cân nhắc tất cả các lựa chọn cũng như yêu cầu riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng quên một điều quan trọng nhất và luôn được ưu tiên số một khi quyết định đi du học đó là: Chất lượng đào tạo và trải nghiệm học tập. Không nên vì một vài lý do bên ngoài tác động như: theo xu hướng, lựa chọn may rủi… mà vội vàng quyết định du học cho bằng được. Những điều này sẽ dẫn đến hệ quả là một số bạn sinh viên cảm thấy thất vọng về những lựa chọn du học của mình sau khi đã tham gia học tập.

Du học có nghĩa sẽ giỏi hơn những sinh viên đào tạo trong nước

Đối với nhiều bạn học sinh cơ hội được học tập tại nước ngoài đồng nghĩa với việc trình độ ngoại ngữ của bạn sẽ được lên một tầm cao mới, sẽ có điều kiện thực hành nền giáo dục tại các quốc gia phát triển… Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là du học sinh nào về nước cũng trang bị cho mình một lượng kiến thức nhất định hay nổi trội hơn hẳn những bạn được đào tạo trong nước.

Chúng ta phải rõ ràng với nhau điều này, thu lượm được ít hay nhiều kiến thức không phải do điểm đến học tập của bạn quyết định tất cả, còn phải xem bản thân bạn cố gắng, học hỏi và thích nghi như thế nào.

Thực tế vẫn có những sinh viên mang “mác” du học nhưng khi đi vào thực tế công việc lại không đáp ứng được những điều mà nhà tuyển dụng đưa ra. Và chắc gì, du học về trình độ hơn hẳn những bạn “ở nhà”? Bạn vẫn thấy đó thôi, rất nhiều sinh viên trong nước ngoại ngữ tốt, kỹ năng và kiến thức không thua kém ai, họ vẫn hoàn thành tốt những công việc mình làm. Vậy mới nói, không quan trọng là bạn đi du học hay học tập trong nước, cốt yếu là bạn học được những gì, bạn có thật sự phấn đấu vì mục tiêu mình đặt ra.

Tags:
31 tuổi, để bố mẹ già vay mượn hàng trăm triệu đi du học liệu có quá mạo hiểm?

31 tuổi, để bố mẹ già vay mượn hàng trăm triệu đi du học liệu có quá mạo hiểm?

“Mình, đang có ước mơ đặt chân đến Canada với tình cảnh được cho là khá mạo hiểm. Mạo hiểm vì với độ tuổi 31 được cho là chẳng còn thời gian để bắt đầu lại từ đầu, đi học lại từ đầu ở một đất nước hoàn toàn xa lạ nữa. Ba mẹ mình ủng hộ mình hết mình bằng cách vay mượn để cho mình mượn đi học, áp lực phải trả nợ với mình sẽ rất lớn sau 2 năm học xong. Mình thấy thật bất hiếu khi cứ một mực quyết tâm đi du học để lại ba mẹ và gia đình vật lộn với khoản vay mượn đè nặng như vậy. Thật sự có nên mạo hiểm như vậy không?”

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất