Ôпg lão пgɦèo 6 пăɱ пɦặɫ rác kɦôпg lươпg kɦắρ đườпg ρɦố Hội Aп
Suốt 6 năm nay, bất kể nắng mưa, tại TP Hội An có 1 ông lão vẫn miệt mài đẩy chiếc xe tự chế đi khắp các con đường, bờ biển để nhặt rác không lương. Những cống hiến âm thầm của ông làm cho phố cổ sạch đẹp hơn trong mắt du khách.
02:33 17/04/2022
6 năm nghĩa hiệp nhặt rác không lương
Có lẽ từ lâu, người dân TP Hội An đã quá đỗi quen thuộc với hình ảnh 1 ông lão gầy gò, làn da cháy nắng cùng nụ cười hiền hậu, mỗi sáng lại hì hục đẩy chiếc xe tự chế dọc tuyến đường ven biển, vừa đi cần mẫn nhặt nhạnh từng mảnh rác nhỏ bên đường.
Đó là ông Nguyễn Thương (SN 1960, trú khối phố Phước Trạch, phường Cửa Đại, TP Hội An), người được người dân nơi đây thường gọi vui với cái tên trìu mến: “Ông già rác”.
Ông Nguyễn Thương, người được gọi là "ông già rác" ở Hội An
Đúng 6 giờ sáng, trong bộ đồ công nhân sờn cũ, chiếc mũ lưỡi trai bạc màu, cùng đôi dép tông giản dị, ông Thương đã thầm lặng làm công việc nhặt rác không lương ngót nghét hơn 6 năm nay.
Chia sẻ về cơ duyên đến với công việc “bao đồng” này, ông Thương kể, khoảng 7 năm trước, khi đang làm đầu bếp tại một khách sạn ở Hội An thì ông bất ngờ gục ngã vì căn bệnh tai biến quái ác.
Khi tỉnh lại thì tai của ông đã không còn nghe được, tay chân bị tê liệt. Hơn nửa năm trời lấy bệnh viện là nhà, bác sĩ là người thân, nhưng bệnh tình không tiến triển, gia đình đành ngậm ngùi đưa ông về nhà để chăm sóc.
Ông lão nghèo 6 năm tình nguyện nhặt rác không lương khắp đường phố Hội An
Trong lúc tuyệt vọng nhất, ông Thương bỗng nhớ lại lời dặn của bác sĩ: “Nếu nằm một chỗ, chân tay sẽ bị liệt hoàn toàn”, ông nhớ lại. Quyết không đầu hàng số phận, ông gắng gượng, miệt mài cải thiện sức khỏe.
Những ngày đầu, ông tập đứng, tập đi, tập cầm nắm những thứ nhỏ nhất như một đứa trẻ lên 3. Những bước chân cứ tập tễnh một đoạn là lại té, trầy tróc hết cả người. Thế nhưng, mặc kệ những cơn đau thể xác, ông vẫn miệt mài tập luyện và chuyện thần kỳ cũng đến, chỉ sau thời gian ngắn, ông đã đi lại bình thường, tay bắt đầu cầm nắm được trở lại.
Người khỏe rồi, ông Thương trăn trở phải làm việc gì đó để trả ơn cuộc đời. Trong những lần đi tập thể dục, thấy những túi nylon, khẩu trang bị vứt bừa bãi dọc đường nên ông nảy ra ý tưởng vừa đi tập thể dục, vừa nhặt rác để bảo vệ môi trường.
Đôi dép lê, bộ đồ công nhân sờn cũ cùng chiếc mũ lưỡi trai ngả màu thời gian đồng hành với ông Thương trên khắp các tuyến đường suốt 6 năm trời
Suốt 6 năm qua, ông Thương tình nguyện nhặt rác khắp các tuyến đường ở Hội An mà không nhận lương
Lúc mới bắt đầu công việc, ông không dám tâm sự cùng ai và cũng không muốn nhiều người biết về sự cống hiến âm thầm của mình. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, chuyện ông “trốn nhà” đi nhặt rác làm sạch Hội An cuối cùng cũng đến tai người thân. Lo lắng cho sức khỏe của ông nên vợ cùng 3 cô con gái hết lời can ngăn, nhưng ông nhất quyết không chịu. Sau thời gian thuyết phục đủ đường nhưng bất lực, gia đình cũng đành "bó tay" và chiều theo ý của ông.
Vẫn nhớ như in những ngày đầu chồng "trốn nhà" đi nhặt rác, bà Lê Thị Bảy (SN 1967, vợ ông Thương) rưng rưng nước mắt kể, 6 năm trước, mỗi lần thức dậy là thấy người chồng ướt nhẹp, nhưng cứ tưởng ông đi tập thể dục chứ không nghĩ là đi nhặt rác.
“Sau này mới nghe nhiều người nói ông đi nhặt rác như người khùng. Lúc đó cô dị lắm, hết lời khuyên can ổng đừng đi nhặt rác nữa mà không được”, bà Bảy xúc động nói.
Ông Thương làm việc "bao đồng" này là tự nguyện, ông muốn cống hiến cho Hội An
Chiếc xe đẩy tự chế của ông Thương được bố trí 2 thùng phân loại rác thải
Rác thu gom được ông Thương bỏ vào bao và cột kỹ lại trước khi giao cho công ty môi trường xử lý
Mặc kệ những lời dị nghị của hàng xóm và sự phản đối từ người thân, với quyết tâm trả chữ nghĩa cho đời, ông Thương đã kiên nhẫn thuyết phục gia đình đồng ý để mình hoàn thành công việc đã hứa với lòng. Hiểu được tâm nguyện và thấy việc nhặt rác giúp sức khỏe của cha khá lên nên vợ và các con cũng dần chấp nhận. Những định kiến, sự dè bỉu từ mọi người xung quanh cũng dần tan biến.
“Bây giờ ba càng đi nhặt rác thì sức khỏe càng tốt lên, nên gia đình cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ba đang làm việc giúp ích cho xã hội, tụi em cảm thấy rất tự hào…”, chị Nguyễn Xuân Phương (26 tuổi, con gái út ông Thương) chia sẻ.
Cứ thế, suốt 6 năm nay, trừ những lúc ốm đau thì dù ngày nắng hay mưa, ông Thương lại rong ruổi khắp các cung đường, ngõ ngách để nhặt rác. Hễ ở đâu có rác ở đó lại có dấu chân ông. Nhiều khi ông còn vào tận những nhà có các cụ già hay trường học để giúp họ dọn dẹp, sửa sang nhà cửa... mà không lấy một đồng thù lao nào.
Không chỉ nhặt rác, ông Thương còn tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường qua chiếc xe đặc biệt của mình
Những thông điệp trên chiếc xe của "ông già rác" giúp người dân và du khách tại Hội An có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường
Đặc biệt, với số tiền dành dụm từ việc nhặt ve chai, ông Thương đã “đầu tư” hẳn 2 chiếc xe. Một chiếc xe đẩy, một chiếc xe đạp. Từ đó, hai chiếc xe trở thành bạn đồng hành với ông trên mỗi chuyến đi nhặt rác không lương làm sạch phố cổ.
“Bữa nào khỏe thì tôi xe đẩy, còn ngày nào mệt thì đi xe đạp. Chỉ hôm nào trở trời, nhức đầu sợ tai biến tái phát thì tôi mới ở nhà thôi. Ngày nào mà không đi nhặt rác, cảm giác thiếu thiếu gì đó, ngứa ngáy chân tay và vô vị lắm”, ông Thương cười hiền nói.
“Còn sức thì tôi còn cống hiến, để Hội An của mình đẹp hơn”
Trên chiếc xe đẩy rác, ông Thương còn dán rất nhiều dòng chữ mà mình muốn truyền tải: "Vì tương lai con em chúng ta, hãy chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp", "Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn", "Hãy bảo vệ môi trường, không sử dụng túi nylon, không vứt túi nylon ra nơi công cộng". Tất cả những thông điệp này đều do ông Thương tự nghĩ ra; đó như những lời kêu gọi, nhắc nhở mọi người cùng chung tay để bảo vệ môi trường.
Thời gian đầu, nhiều người dân và du khách tò mò, ngạc nhiên khi thấy một ông cụ lom khom, đôi chân run run, ngày nào cũng đẩy chiếc xe cũ kỹ lang thang nhặt rác. Có người còn cáu gắt khi bị ông nhắc nhở về việc xả rác; thậm chí họ còn chửi ông "khùng" và khuyên ông nên hưởng thụ tuổi già, đừng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.
Với ông Thương, nhặt rác là niềm vui, là hạnh phúc của mình để phố phường quê hương ngày càng xanh - sạch - đẹp
Tuy nhiên, mặc kệ những lời gièm pha, chê cười, ông Thương không vì thế mà từ bỏ công việc. Đối với ông, những lời mà người khác phản đối là do họ chưa hiểu những lợi ích từ việc mình đang làm.
"Nhiều người nói tôi được trả tiền nên mới đi nhặt rác. Có người còn chửi tôi khùng, 'rảnh hơi' nên mới đi làm việc không công… Tôi kệ. Rất may, sau một thời gian thì vợ con tôi đã hiểu và ủng hộ. Tôi làm vì lương tâm mình và việc có ích cho xã hội chứ có phải làm gì bậy bạ đâu mà sợ", ông Thương trải lòng.
Dần dần, hình ảnh một ông lão lom khom nhặt rác, làm đẹp cho phố cổ đã trở nên quen thuộc. Suy nghĩ, cái nhìn của người dân phố cổ về ông Thương đã khác. Mọi người hiểu chuyện nên càng trân quý ông hơn. Đến nay, hầu hết người dân sinh sống tại các tuyến đường mà hằng ngày chiếc xe chở rác của ông Thương lăn bánh qua cũng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, đường phố ngày càng sạch sẽ hơn.
Được biết, những ngày đầu ông Thương bị bệnh, gánh nặng gia đình đều đổ dồn lên đôi vai của vợ. Thu nhập ba cọc ba đồng từ việc rửa chén thuê cho nhà hàng của bà Bảy chẳng đủ tiền thuốc thang cho chồng, nên gia đình phải chi tiêu tằn tiện.
Từ chỗ coi ông như một người khùng đi nhặt rác, giờ đây mọi người đã hiểu được việc ông làm và ý thức bảo vệ môi trường thay đổi
Hiện, dư chấn của căn bệnh tai biến vẫn còn đó, một tai của ông Thương bị điếc, tai còn lại chỉ có thể nghe được khi mang máy trợ thính. Nhưng chiếc máy này cũng đã cũ mèm và sụt sùi như chính sức khoẻ của ông vậy. Để duy trì sức khỏe, mỗi tháng gia đình phải chi hơn một triệu đồng tiền thuốc men. Vợ ông là người gồng gánh, lo toan tất cả.
Thế nhưng, khi nhận được đề nghị hỗ trợ từ UBND phường cho việc nhặt rác, ông Thương lại nhất quyết từ chối. Bởi, với ông, đây là việc nghĩa mà ông đã hứa với lòng mình nên sẽ làm cho đến hết cuộc đời, chứ không nhận hỗ trợ của bất cứ ai.
"Tôi già rồi, ngồi không ở nhà mãi cũng chán, thấy đường phố, bãi biển nhiều rác bẩn, mất vệ sinh quá nên tiện tay dọn thôi. Nhìn đường phố sạch đẹp là tôi vui rồi chứ không mong đợi được trợ cấp hay khen thưởng chi hết. Còn sức thì tôi còn cống hiến, để Hội An của mình đẹp hơn. Tôi sẽ làm công việc không công này cho đến khi nào đôi chân không đi nổi, tay không nhặt được rác nữa mới thôi", ông Thương cười phúc hậu nói.
Ông Lê Công Sỹ - Chủ tịch UBND phường Cửa Đại cho biết, ông Thương từng là người lính đóng quân ở đảo Cù Lao Chàm. Dù bị bệnh nhưng ông Thương luôn nhiệt tình trong công tác bảo vệ môi trường. Xét hoàn cảnh gia đình thuộc diện khó khăn, địa phương đã đề nghị hỗ trợ kinh phí nhưng ông từ chối.
"Ông nói việc mình làm là hoàn toàn tự nguyện và muốn cống hiến cho Hội An. Việc làm của ông Thương xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo…", ông Sỹ chia sẻ.
Coп gái lấy cɦồпg, cɦɑ già kɦóc пức пở, liêп ɫục quɑy пgười đi kɦôпg dáɱ cɦụρ ảпɦ cɦuпg
Dẫu biếɫ đây là пgày ɫrọпg đại củɑ coп, пgày vui lớп пɦấɫ ɫroпg đời пɦưпg cɦɑ kɦôпg ɫɦể kìɱ được xúc độпg. Gả coп đi, cɦɑ ɫɦươпg biếɫ bɑo пɦiêu.