Tại Nhật Bản, lợn rừng nhiều tới mức là hiểm h.ọa lớn của nhà nông.

Tại Sasayama, một thành phố lịch sử với khung cảnh đẹp đẽ nằm ở vùng quê tỉnh Hyogo, cách ga Osaka khoảng 1 giờ đi tàu cùng dân số khoảng 42.000 người, lợn rừng là biểu tượng của niềm tự hào, là một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng.

07:00 01/02/2019

Nó cũng là một loài động vật thông minh, hung dữ được rất nhiều những người thợ săn đuổi bắt và tôn trọng.

tai-nhat-ban-lon-rung-nhieu-toi-muc-la-hiem-hoa-lon-cua-nha-nong

Yuji Enso, một thợ săn cao tuổi và cũng là người đứng đầu của một câu lạc bộ săn bắn địa phương chia sẻ về niềm đam mê săn lợn rừng của mình, rằng phải có khả năng để hiểu tính cách của loài vật, cũng như tìm hiểu kĩ về địa hình núi mà con lợn đang cư trú nếu muốn săn được chúng. Mùa săn lợn rừng và nai bắt đầu từ ngày 15/11 và kết thúc vào ngày 15/03 năm sau. Enso cùng những người bạn của mình, những người đã được cấp giấy phép sử dụng súng và bẫy, hầu như đều ra ngoài đi săn mỗi ngày, theo dõi các con vật, kiểm tra bẫy săn để qua đêm và đi lùng ở mọi nơi có thể, các cánh đồng, trang trại, rừng và dãy núi của Sasayama, những địa điểm lợn rừng hay xuất hiện.

tai-nhat-ban-lon-rung-nhieu-toi-muc-la-hiem-hoa-lon-cua-nha-nong1

Khi một con lợn lòi bị bắt, nó sẽ được bán cho các cửa hàng thịt địa phương như Omiya hay Okue, một cửa hàng botan nabe (thịt lợn hầm) được xem như là một trong những quán ăn ngon nhất trong thành phố.

Nhưng trong khi khách du lịch và người dân Sasayama coi thịt lợn rừng như là một món ăn mùa đông hấp dẫn và là một phần của văn hóa địa phương, rất nhiều những nông dân và người dân trên toàn Nhật Bản lại xem lợn rừng, hươu hay các động vật hoang dã khác như là loài gây phá hoại mùa màng, xuất hiện một cách nhanh chóng và ngày càng đông tại vùng nông thôn Nhật Bản, những nơi đang phải đối mặt với tình trạng dân số già và ngày một suy giảm.

NSTP

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, trong năm tài khóa 2017, thiệt hại trên toàn quốc gây ra đối với 10 loại cây trồng khác nhau do chim và động vật gây ra lên tới 16,3 tỉ yen, trong số đó, loài lợn rừng gây thiệt hại lên tới 4,8 tỉ yen. Loại động vật hoang dã này gây ra thiệt hại 2,5 tỉ yen đối với lúa và thiệt hại với các loại cây ăn quả khác vào khoảng 957 triệu yen.

Hiện tại, có 2 phương pháp đang được thực hiện để giảm thiệt hại mùa màng tại thời điểm mà các nông dân không thể theo dỗi được cánh đồng của mình. Đó là việc sử dụng hàng rào điện và hệ thống giám sát động vật hoang dã, thứ hai là việc quảng bá thịt của các loài động vật như là một món ăn hấp dẫn, làm tăng nhu cầu săn bắt và cung cấp các loại thịt.

tai-nhat-ban-lon-rung-nhieu-toi-muc-la-hiem-hoa-lon-cua-nha-nong3

Yosuke Eguchi, một nhà nghiên cứu tại Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm quốc gia tại Trung tâm nông nghiệp khu vực miền Tây, nói rằng trong khi quần thể lợn rùng vẫn tiếp tục tăng lên mặc cho những nỗ lực thu hẹp số lượng, đã có những thành công bước đầu trong việc giảm các thiệt hại về mùa màng ở cấp địa phương. Và cách thức phù hợp nhất để có thể đối phó với các động vật hoang dã không là gì khác ngoài việc thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ của chúng, xem chúng như là những món ăn đặc sản địa phương hấp dẫn và thu hút.

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp, việc tiêu thụ các loài động vật hoang dã đã đạt con số ấn tượng 1.283 tấn trong năm 2015, trong đó 1015 tấn thịt đã được tiêu thụ dưới dạng thịt thú săn, với thịt hươu chiếm đến tổng số 2/3 và thịt rừng chiếm phần lớn 1/3 còn lại.

tai-nhat-ban-lon-rung-nhieu-toi-muc-la-hiem-hoa-lon-cua-nha-nong4

Chính phủ trung ương đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy việc tiêu thụ thịt thú săn với mục tiêu tăng gấp đôi số lượng thịt được tiêu dùng trong năm tài khóa 2019, bao gồm việc tổ chức các cuộc thi nấu ăn, xuất bản các công thức nấu ăn cũng như tổ chức các hội thảo liên quan đến việc tiêu dùng thịt thú săn hoang dã trên toàn quốc. Tính đến tháng 10/2017, đã có 320 trường tiểu học và trung học cơ sở sử dụng thịt thú trong các bữa trưa tại trường.

Norihiko Fujiki, người đứng đầu Hiệp hội Xúc tiến thịt thú săn Nhật Bản tại Chino (Nagano), chia sẻ rằng cho dù công chúng đã chấp nhận sử dụng thịt thú rừng trong những năm gần đây, vẫn còn rất nhiều thách thức trong việc tiêu thụ chúng. Một trong những nguyên nhân chính đó là hương vị của các loài thú. Người Nhật thường có khuynh hướng xem thịt thú là một món ăn khó chịu, có mùi và vị rất tệ, điều đó thường do các người thợ săn bắn thường đưa nó cho các nhà hàng sau khi con thú đã bắt đầu bốc mùi và bị thối. Điều này chỉ được thay đổi vào năm 2014, khi mà chính phủ đã tạo ra các hướng dẫn về cách bắt và xử lý thịt của các loài thú. Vào tháng 3, chính phủ đã chỉ định 17 khu vực trên toàn quốc thiết lập nên một hệ thống phân phối và chế biến thịt cho phép cung cấp một nguồn thịt ổn định với chất lượng cao.

tai-nhat-ban-lon-rung-nhieu-toi-muc-la-hiem-hoa-lon-cua-nha-nong5

Fujiki cũng cho biết các quận như Nagano và Tottori đang nỗ lực để thúc đẩy nền văn hóa thịt thú săn hoang dã. Trên toàn quốc, Lotteria và các chuỗi thức ăn nhanh khác đã cung cấp các loại bánh mì kẹp thịt hươu ở Tokyo, Osaka hay các thành phố lợn khác. Tuy nhiên, theo ông, nền văn hóa mới này vẫn nên được thúc đẩy chính tại các cộng đồng nông thôn, nơi mà ngành nông nghiệp trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các loại thú hoang như lợn rừng.

Mục đích chính cho chính sách săn các loại thịt thú hoang dã của chính phủ là làm giảm số lượng hươu và lợn rừng để làm giảm thiệt hại cho nền nông nghiệp. Nhưng làm thế nào để chính sách này tiếp tục được phát triển ở các địa phương thì lại là một chuyện không hề dễ dàng. Vào năm 1975, hơn nửa triệu người đã có giấy phép săn bắn ở Nhật Bản, nhưng con số này đã giảm xuống còn 190.000 người vào năm 2015. Đặc biệt, gần 2/3 trong số các thợ săn này trên 60 tuổi và chỉ có 6.500 người trên toàn quốc trong độ tuổi 20 – 29 có giấy phép sử dụng súng hoặc bẫy săn.

tai-nhat-ban-lon-rung-nhieu-toi-muc-la-hiem-hoa-lon-cua-nha-nong6

Vì vậy, mối quan tâm chính đối với những người đề xướng việc săn việc thú rừng là làm thế nào để đào tạo và nuôi dưỡng các thế hệ thợ săn mới để có thể bảo vệ trang trại và các cánh đồng, đảm bảo nguồn cung thịt ổn định với chất lượng cao.

Nguồn: Japan Times

Tags:
9 câu ngụy biện điển hình của người Việt

9 câu ngụy biện điển hình của người Việt

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một cách vô hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, và nhất là trong cộng đồng cư dân mạng…

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất