Tại sao khi trả giá món hàng nào đó, người Nhật lại nói là ‘勉強して下さい’?
Bạn có từng bao giờ vào bên trong cửa hàng ở Nhật, nghe hay nhìn thấy người mua trả giá với người bán thế này chưa?
15:35 02/10/2017
“もう少し勉強してよ“ (Bớt xuống một chút đi mà)
Hay người bán nài nỉ người mua thế này:
”勉強しますから買ってください“ (Tôi sẽ hạ giá xuống một chút nên cô mua đi nhé”.
Vậy tại sao khi trả giá món hàng, người ta lại dùng từ “勉強” vốn có nghĩa là “học”?
Hãy cùng GaijinNavi tìm hiểu về sự thật thú vị này nhé!
Trong từ điển thì từ 勉強 mang nghĩa là học kỹ thuật, chuyên môn mang tính học thuật.
Nhưng ở Trung Quốc thời xưa, 勉強 được sử dụng với ý nghĩa là “Quá nỗ lực làm việc”, “làm việc quá sức, quá khả năng”, “Bắt buộc, ép buộc đối phương làm chuyện họ không thích”. Hẳn là nếu nhìn Kanji, bạn sẽ thấy từ 勉強 được ghép giữa hai từ 勉 (miễn) và 強 (cưỡng).
Ở Nhật cũng vậy, từ khi du nhập chữ Hán của Trung Quốc về để viết văn bản, họ dùng từ 勉強 với ý nghĩa “Nỗ lực đối mặt với khó khăn”, “Đành phải làm chuyện mình ghét, không muốn”.
Cho đến khi bước vào thời kỳ Minh Trị, 勉強 mới được sử dụng với một ý nghĩa khác nữa là “Nỗ lực để lĩnh hội kiến thức nào đó” và dần dần ý nghĩa ấy đã trở thành ý nghĩa cố định của từ 勉強 (勉強 = 学問) cho đến hiện nay.
Nhưng ở tiếng Trung Quốc bây giờ vẫn còn sử dụng với ý nghĩa “Bắt buộc, ép buộc đối phương làm chuyện họ không thích”.
Và khi hiểu rõ ý nghĩa gốc của từ 勉強, ta sẽ hiểu được tại sao khi trả giá món đồ nào đó, người Nhật lại nói là: 勉強する。
Về phía khách hàng, vận dụng ý nghĩa “Nỗ lực đối mặt với khó khăn” của từ 勉強 để dùng khi trả giá với mong muốn rằng “Nỗ lực để có được cái giá có lợi cho mình”.
Về phía người bán, vận dụng ý nghĩa “Đành phải làm chuyện mình ghét, không muốn” của từ 勉強 để dùng khi thương lượng giá với khách với ý rằng: “Vì khách hàng, mình sẽ làm chuyện không muốn, hạ thấp tiền lời xuống để bán rẻ đi”.
Mặt khác, trong tiếng Nhật, còn có từ “まける“、”おまけする“ để chỉ sự hạ giá. Hai từ này xuất phát từ chữ 負け(まけ) trong từ 勝負(しょうぶ), thêm tiền tố お vào trước thành おまけ。Nó mang ý nghĩa “Trong cuộc thương lượng với khách hàng, tôi đã tiếp nhận ý kiến và chịu thua họ”.
Tóm lại, dù là từ nào thì chúng đều mang sắc thái nhượng bộ 1 bước với khách hàng. ^^
nguồn: www.gaijinnavi.com
Phân biệt trợ từ tiếng Nhật で và に
Đều mang ý nghĩa “Tại” để chỉ địa điểm, nhưng bạn đã biết phân biệt các trường hợp sử dụng 2 trờ từ “で” và “に” ?