Học tiếng Nhật qua…giấy vệ sinh bằng những ví dụ về “chất thải tế nhị”
Nhiều người cho rằng nơi những ý tưởng được khai sinh chính là ở trong Toilet. Phải chăng khi cơ thể giải phóng các chất thải không cần thiết ra bên ngoài thì não bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn?
15:00 25/09/2019
Bên cạnh đó, như một số bạn cũng đã biết, Nhật Bản là quốc gia “cuồng” ph’n. Họ thích “chất thải tế nhị” đến mức có một quyển sách học Kanji với rất nhiều ví dụ về ph’n gọi là うんこ漢字ドリル (Unko Kanji Drill).
Tuy nhiên, quyển sách này có một hạn chế, đó là không thể sử dụng trong nhà vệ sinh. Do đó, những người soạn thảo nên quyển sách đã chuyển hình thức sang dạng khác, đó là giấy vệ sinh.
Thiết kế của mẫu giấy vệ sinh này rất dễ thương, với hình ảnh của giáo sư Unko (phân) ở khắp nơi.
Bạn có thể mua giấy vệ sinh này ở cửa hàng Don Quijote với giá 398 Yên một set 8 cuộn. Đây không chỉ là giấy vệ sinh bình thường mà còn có chức năng khác, đó là dạy Kanji. Theo nhà sản xuất, số lượng giấy vệ sinh trong set tương đương 12 cuộn nhưng được nén thành 8, không chỉ đồng nghĩa với việc bạn có nhiều giấy để dùng hơn mà còn chứa nhiều Kanji để học hơn.
Đây là hình ảnh bên trong cuộn giấy
Trên cuộn giấy sẽ có 1 từ Kanji đi kèm với cách đọc, viết và cả ví dụ. Chữ Kanji được đặt trong khung màu hồng có hình cục phân.
Với từ Kanji 雪 – Yuki (tuyết), có 2 ví dụ được đưa ra, tất nhiên cũng có liên quan đến phân.
“Tôi dọn phân bằng xẻng xúc tuyết”
“Phân của tôi lọt ra như một bông tuyết trắng tinh”
Những ví dụ “lạ lùng” sẽ không thể có trong bất kỳ quyển sách giáo khoa nào.
Mỗi cuộn là một cấp độ khác nhau với 4 Kanji được lặp lại. Đến khi dùng hết cuộn, từ Kanji đó sẽ in sau vào trong tâm trí của bạn.
Nếu bạn muốn nhớ Kanji nhanh hơn, Unko Kanji Drill có thể là một lựa chọn hoàn hảo đấy. Nhớ là đừng vì thế mà ở trong nhà vệ sinh quá lâu đấy nhé !
Nguồn: Japo
Vì sao xăm hình bị kỳ thị ở Nhật?
Ở nhiều nước châu Á và phương Tây, xăm mình được xem là nghệ thuật, nhưng tại Nhật Bản thì bị hắt hủi, đồng nghĩa xã hội đen. Nhiều cuộc truy quét các nghệ nhân xăm mình diễn ra, đặc biệt những người hành nghề không có giấy phép y tế. Và cuộc đấu tranh để bảo tồn nghề bắt đầu, ABC.net vừa cho hay.