Làm sao để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản?
Mặc dù hiện nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng rau quả sang Nhật Bản cao, song kim ngạch xuất khẩu vẫn còn thấp so với nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này.
20:30 23/02/2018
Thanh long là một trong những loại quả Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang Nhật Bản. Ảnh: Internet
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính): Trong tháng 1/2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt 383,7 triệu USD, tăng 18,3% so với tháng trước, tăng 63,6% so với cùng kỳ năm 2017.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 296,3 triệu USD, chiếm tới 77,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau hoa quả của Việt Nam.
Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu hàng rau quả tới một số thị trường khác như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia… Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Nhật Bản đạt 10,6 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng trước, tăng 77,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng rau quả sang Nhật Bản cao, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vẫn còn thấp so với nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này. Bằng chứng là, năm 2017, trị giá nhập khẩu mặt hàng rau quả của Nhật Bản đạt 9,5 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2016. Trong đó, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Nhật Bản từ Việt Nam chỉ đạt 132,5 triệu USD, tăng 5,2% so với năm 2016.
Hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu được thanh long ruột đỏ, xoài, vải thiều, lá tía tô, mùi tây… sang thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau hoa quả cần nắm bắt cơ hội và đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian tới.
Bộ Công Thương cũng nêu rõ: Nhật Bản là thị trường có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả sang Nhật Bản, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ Nhật như yêu cầu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, hay trong quy trình sản xuất doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cấp mã số vùng trồng và được sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khi đáp ứng được những yêu cầu từ phía Nhật Bản, hàng rau quả của Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang Nhật Bản mà còn sang nhiều quốc gia “khó tính” khác.
【Chia sẻ】Khi vừa đặt chân sang Nhật bạn cần làm những gì?
1/ Giấy tờ tuỳ thân: Hộ chiếu ( パスポート、Thẻ Ngoại Kiều (在留カード), Thẻ Học Sinh là những thứ đầu tiên phải giữ gìn cẩn thận, không đưa cho bất kì ai ngoài thầy cô giáo ở trường. Hãy nhớ là nếu đưa cho ai đó mượn, người đó sử dụng thông tin đó làm chuyện xấu thì bạn sẽ bị ảnh hưởng đấy! Nếu làm rơi hoặc mất phải báo ngay cho trường (nếu chưa giỏi tiếng) hoặc báo ngay cho cảnh sát nơi gần nhất ( nếu rành tiếng).