Những điều cần biết TRƯỚC khi đăng ký đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Nhật Bản đứng thứ 2 về thị trường Xuất khẩu lao động của Việt Nam. Với những yêu cầu khắt khe tuyển dụng, nhưng đổi lại tiền lương cao, sự ổn định, môi trường làm việc an toàn, được tôn trọng. Trước khi quyết định đi XKLD Nhật Bản, bạn nên tham khảo những thông tin sau đây:
06:00 24/04/2018
1.XKLD Nhật Bản yêu cầu những điều kiện gì?
+ Độ tuổi phù hợp: Tùy thuộc đơn hàng, nhưng trong giới hạn 18-40 tuổi + Trình độ học vấn: tốt nghiệp THCS, THPT, trung cấp, CĐ, ĐH tùy theo tính chất và yêu cầu của từng đơn hàng. + Ngoại hình: Ko bắt buộc, nhưng thường Nam – cao 1,6m nặng 50kg trở lên; Nữ – cao 1,5m nặng 45kg + Sức khỏe: Đảm bảo sức khỏe và không mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc nguy hiểm CP Nhật quy đinh như : viêm gan B, C; HIV; nhiễm trùng lao; mù màu… + Tay nghề và kinh nghiệm: Tùy đơn hàng
2. Lựa chọn các công ty, đơn vị tư vấn?
Bạn chỉ NÊN lựa chọn Công ty hoặc Đối tác tuyển dụng của các Công ty được Cục QL Lao động ngoài nước, Bộ LDTBXH cấp phép. Danh sách có thể tham khảo trên Danh sách các công ty được cấp giấp phép XKLD – NhatBanAZ, hoặc tại Cục QLLDNN.
3. Các bước tham gia XKLD Nhật Bản
Các bước quy trình chung mà người lao động phải thực hiện để có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản như sau: Bước 1: Sơ tuyển đầu vào thực tập sinh Bước 2: Kiểm tra sức khoẻ Bước 3: Đào tạo định hướng làm việc Nhật Bản cho thực tập sinh Bước 4: Thi tuyển/phỏng vấn trực tiếp Bước 5: Đào tạo nâng cao cho Thực tập sinh Nhật Bản Bước 6: Xin visa/thị thực Nhật Bản Bước 7: Đặt vé và xuất cảnh Bước 8: Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản
4. Lương tháng đi XKLD ở Nhật Bản là bao nhiêu?
+ Hiện tại, mức lương cơ bản mà người lao động được ký với xí nghiệp Nhật khoảng 120.000 – 150.000 Yên/tháng (tương đương 1.000 – 1.270 USD). Đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được( lưu ý: cùng với vị trí công việc nhưng nếu là công nhân Nhật sẽ được trả cao hơn) theo luật lao động Nhật Bản, với quy định làm việc 8 tiếng/ngày, mỗi tuần từ 40-44 tiếng. Tuy nhiên số lương trên sẽ phải trừ thuế, bảo hiểm, phí nội trú; cho nên người lao động thực nhận là 80.000 đến 110.000 Yên/tháng. + Ngoài lương cơ bản, thì NLD có thể có thu nhập từ làm thêm. Theo Luật lao động Nhật Bản quy định thì mỗi giờ làm thêm bằng 130% giờ làm bình thường, làm đêm và các ngày nghỉ, lễ tết có nhiều sự thay đổi, lên tới 200%. Và quan trọng nữa là tiền làm thêm không bị trừ phụ phí. + Mức lương cũng thay đổi tùy theo tính chất công việc, vùng miền, ngành nghề.
5. Các công ty Nhật bản tuyển dụng như thế nào?
Thông thường thì để tuyển 1 lao động, các công ty Nhật yêu cầu 2-4 hồ sơ. Mỗi công ty, mỗi người phỏng vấn có một đánh giá riêng, tuy nhiên có thể tổng kết một số điểm sau đây: + Tác phong, cử chỉ, thái độ, hành vi của bạn được đánh giá cao + Tiếng Nhật tốt + Ngoại hình phù hợp với công việc yêu cầu + Bằng cấp và trình độ học vấn
6. Tiền đặt cọc giữ chân khi đi XKLĐ Nhật là gì?
Việc ký quỹ để đảm bảo NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài với mục đích hạn chế việc bỏ trốn ra ngoài làm việc. Khoản ký quỹ và tài sản sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi khi thanh lý hợp đồng. Theo quy định mới của Bộ lao động Thương binh và Xã hội, thực tập sinh kỹ năng sang Nhật làm việc phải ký quỹ khoản tiền tương đương 3000USD tại ngân hàng. + Theo quy định tại Luật Người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. + Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.
7. Có thể quay lại Nhật làm việc tiếp khi về nước đúng hạn hay không?
Tháng 5/2015, Chính phủ Nhật Bản quyết định gia hạn thời gian cư trú cho thực tập sinh nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng. Theo đó, thực tập sinh ngành xây dựng có thể gia hạn tiếp với xí nghiệp thêm 2 năm, sau khi hết hạn 5 năm và có thể đi tiếp lần 2.
8. Thủ tục vay vốn cho người lao động đi xuất khẩu Nhật Bản
Người lao động chuẩn bị xuất khẩu lao động, gia đình gặp khó khăn có nhu cầu vay vốn, có thể liên hệ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank, Ngân hàng Vietinbank, Đầu tư và phát triển BIDV hoặc Ngân hàng chính sách tại địa phương để vay vốn. Người lao động xin hồ sơ và quy trình theo hướng dẫn của từng ngân hàng.
9. Chi phí đi XKLD là bao nhiêu?
Tại thông tư liên tịch số 16 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Tài Chính, quy định v/v thu phí xuất khẩu lao động, những công ty dịch vụ xuất khẩu lao động chỉ được phép thu tối đa số tiền là 1 tháng tiền lương căn bản cho chi phí môi giới và 1 tháng cho chi phí dịch vụ (mỗi năm làm việc). Tiền lương để tính phí không được bao gồm các khoản tiền sau: tiền thưởng, phụ cấp, tiền lương làm thêm giờ. Ước tính tổng chi phí khoảng 130 triệu đồng, ngoài ra thì với những đơn hàng dài hạn 3 năm, người lao động cần phải có một khoản đặt cọc (chống trốn) theo quy định là 3000USD (khoản này sẽ hoàn trả lại NLD sau khi kết thúc hợp đồng).
Những thay đổi về điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 cần lưu ý
Nhu cầu về số lượng lao động ngày càng lớn, nguồn nhân lực trong nước không đủ đáp ứng tại thị trường Nhật Bản trong năm 2018, các công ty, xí nghiệp của Nhật Bản sẽ đơn giản hơn về điều kiện tuyển dụng.