Nhà khoa học 104 tuổi vô cùng hối hận vì sống đến tuổi này

Nhà thực vật học và sinh vật học David Goodall đang đến phòng khám Life Circle clinic (Basel) cùng 1 y tá của tổ chức Trợ tử quốc tế.

22:00 10/08/2018

Một nhà khoa học 104 tuổi (người Australia) đã bắt đầu hành trình đến Thụy Sĩ, nơi ông dự định sẽ kết thúc cuộc đời mình, bởi ông thấy “vô cùng hối hận” khi sống đến tuổi này.

Phát biểu trong lễ sinh nhật 104 tuổi, Goodall cho biết nếu được ước, ông muốn được chết. “Không. Tôi không hạnh phúc. Tôi muốn chết. Chẳng có gì đáng tiếc. Điều đáng buồn là nếu cái chết bị ngăn cản”, Goodal nói.

Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể tìm kiếm sự giúp đỡ hợp pháp để kết thúc cuộc sống của họ hay không? Và đến nay nó vẫn là 1 chủ đề gây tranh cãi trên toàn thế giới.

Trợ tử chưa được luật pháp Australia công nhận. Còn nơi ông Goodal đang sống, bang Victoria, thì chỉ cho phép điều này từ giữa năm 2019.

Nhà khoa học, GS David Goodall (L) tạm biệt cháu mình tại sân bay Perth, Tây Australia ngày 2/5.

Nhà khoa học, GS David Goodall (L) tạm biệt cháu mình tại sân bay Perth, Tây Australia ngày 2/5.

7 bang ở Mỹ và một số các nước khác như Nhật, Bỉ và Thụy Sĩ đã có hình thức trợ tử do bác sĩ hỗ trợ. Một cuộc điều tra của chính quyền vùng Tây Úc về trợ tử cũng dự kiến được báo cáo vào tháng 8/2018 này.

Philip Nitschke, nhà sáng lập Trợ tử quốc tế (Exit International), cho biết, việc đến Thụy Sĩ để tìm kiếm trợ tử là hoàn toàn mở với bất kỳ ai, miễn là họ có lý do chính đáng và đáp ứng các tiêu chí nhất định.

“Tôi tin rằng bất kỳ người trưởng thành nào cũng đều có thể tiếp cận với những loại thuốc mang đến cái chết êm ái và đáng tin cậy”, Phillip nói.

“Tôi không còn nhiều thời gian nữa”

Sinh vào tháng 4/1914 tại London, vài tháng trước khi chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ, Goodall là một giáo sư đáng kinh, từng giữ nhiều vị trí quan trọng ở Anh, Mỹ và Australia.

Sau khi nghỉ hưu vào năm 1979, Goodall đã hiệu đính 30 tập sách Ecosystems of the World, được viết bởi hơn 500 tác giả.

Goodall cho biết: mặc dù thể chất của mình vẫn còn khỏe nhưng chất lượng sống đang xấu đi và ông không muốn thấy tình trạng ngày càng tồi tệ đi này.

Goodall đã là thành viên của Exit International từ 20 năm nay và là một trong những người ủng hộ tự chấm dứt cuộc sống.

“Nếu ai đó chọn chấm dứt cuộc sống của chính mình thì chúng ta nên tôn trọng”, Goodall nói.

Nitschke cho biết Goodall sẽ dành vài ngày ở Pháp trước khi đến Thụy Sĩ và sẽ kết thúc cuộc đời mình vào ngày 10/5.

“David chắc chắn sẽ… nhẹ nhõm. Ông sẽ nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm” Nitschke, người đã biết Goodall từ cách đây 20 năm, nói.

Trước đó, Goodall đã từng cố gắng tự kết thúc cuộc đời mình nhưng rốt cục ông đã tỉnh dậy trong bệnh viện và các bác sĩ đã phải thực hiện các đánh giá tâm thần trước khi cho ông xuất viện.

Nhân Hà

Tags:
Khả năng đặc biệt của người Nhật, ngủ say không báo thức vẫn không quên giờ xuống tàu

Khả năng đặc biệt của người Nhật, ngủ say không báo thức vẫn không quên giờ xuống tàu

Qua nhiều thập niên, người Nhật Bản nổi tiếng với đức tính cần cù, chăm chỉ. Không khó để có thể chứng kiến cảnh nhân viên công sở ngủ say trên các chuyến tàu điện ngầm sau 1 ngày dài làm việc. Cái hay ở chỗ, họ ngủ nhưng họ không quên giờ xuống tàu!

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất