10 ᴛʜứ пày khôпg được cho vào lò vi ᵴóпg kẻo ngᴜy hiểm cho cả gia đìпh
Để sử dụng lò vi sóng an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo những thứ không nên cho vào lò vi sóng dưới đây.
15:15 17/10/2020
Lò vi sóng được xem là "trợ thủ" đắc lực trong nhà bếp. Với khả năng nấu hoặc rã đông thực phẩm cực nhanh, lò vi sóng là món đồ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, do nguyên lý gia nhiệt đặc biệt nên có những thứ không nên cho vào lò vi sóng, nếu không có thể làm hỏng hóc hoặc gây cháy nổ.
1. Quả trứng nguyên vỏ
Việc hâm nóng trứng trong lò vi sóng rất nguy hiểm. Vì nhiệt bên trong trứng sẽ nở ra nhanh hơn vỏ trứng, Bên trong trứng sẽ sinh ra nhiều hơi nước, vì không có chỗ nào thoát ra được, nó sẽ nổ tung.
2. Bộ đồ ăn bằng kim loại
Mặc dù kim loại có khả năng chịu nhiệt và không cháy trong điều kiện bình thường, nhưng khi bỏ vào lò vi sóng có thể khiến các phân tử kim loại rung động dữ dội và bốc cháy tự phát.
3. Lá thiếc
Trong lá thiếc có chứa kim loại nên tuyệt đối đừng cho vào lò vi sóng mà dễ rước họa vào thân.
4. Túi giấy
Bất cứ đồ vật bằng giấy nào cũng không nên cho vào lò vi sóng. Lò vi sóng còn có thể bắt lửa kim loại chứ đừng nói đến giấy rất dễ cháy.
5. Hộp sữa
Hầu hết các hộp sữa được làm bằng giấy hoặc nhựa, thậm chí còn được lót bằng giấy thiếc. Và dù là chất liệu nào thì chúng đều bị cấm cho vào lò vi sóng.
6. Hộp nhựa
Hầu hết các loại nhựa không thích hợp để hâm nóng trong lò vi sóng. Loại nhựa duy nhất có thể cho vào lò vi sóng là polypropylene. Nếu không rõ ràng nguồn gốc, vì lý do an toàn, không làm nóng hộp nhựa trừ khi nó được hướng dẫn là có thể hâm nóng.
7. Trái cây
Một số loại trái cây chứa các ion muối. Dưới sự rung động của lò vi sóng, một điện trường mạnh sẽ được tạo ra, chẳng hạn như nho, quả việt quất, anh đào, cà chua... rất có khả năng gây ra một vụ nổ khi trái cây được đặt trong lò vi sóng.
8. Ớt
Làm nóng ớt thì không có gì sai, nhưng khi bạn mở cửa lò vi sóng, hóa chất trong ớt cay sẽ làm cay mắt của bạn. Vì vậy, hãy đừng làm điều ngu ngốc này.
9. Chất lỏng
Khi đun chất lỏng bằng lò vi sóng, nước sẽ không chảy ra mà tăng nhiệt độ, có thể vượt quá nhiệt độ sôi. Nếu có một cử động nhẹ, chẳng hạn như mở cửa lò vi sóng, hơi nước bên trong bốc lên dữ dội, dễ gây bỏng.
10. Không hâm nóng gì cả
Nếu lò vi sóng chạy mà không hâm nóng gì cả, tai nạn có thể xảy ra. Bởi vì không có gì hấp thụ vi sóng, nam châm (thành phần chính của lò vi sóng) cuối cùng sẽ hấp thụ vi sóng và sau đó bốc cháy tự phát.
Khi sử dụng lò vi sóng cần chú ý:
Vị trí đặt
Nên đặt lò vi sóng bằng phẳng, tránh xa bếp lửa và vòi nước. Cũng nên đặt nơi thoáng gió, cách tường 5 cm để nhiệt khuếch tán dễ dàng.
Kiểm tra định kì
Lò vi sóng sử dụng điện nên hãy cẩn thận với tất cả các thiết bị điện. Kiểm tra dây điện của lò vi sóng, xung quanh cửa và các nút điều khiển thường xuyên. Nếu bạn thấy hư hỏng hoặc cửa đóng không tốt, hãy ngừng sử dụng để tránh đoản mạch hoặc rò rỉ lò vi sóng.
Vệ sinh sạch sẽ
Không nên vội vàng cất đi sau khi sử dụng lò vi sóng, hãy lau bằng khăn ẩm để giữ cho lò luôn sạch sẽ và khô ráo. Đặc biệt là các vết nứt hoặc khe hở ở cửa lò và khe hút gió bên phải của khoang lò vi sóng, rất dễ có cặn thức ăn rơi lên đó.
Nếu thấy 7 dấu hiệu này xuất hiện trên cơ thể, ngay lập tức bạn cần làm là uống ngay 1 cốc nước thật nhanh
Thật may mắn, cơ thể chúng ta là một hệ thống thông minh, nó cũng sẽ phát đi rất nhiều tín hiệu để nhắc nhở bạn rằng: Đã đến lúc cần uống nước rồi đấy!