12 điểm khác biệt trong đám cưới truyền thống của Nhật Bản: Ai được mời thì đến, không rủ người khác đi cùng!
Mặc dù làn sóng văn hóa phương Tây mạnh mẽ đã làm cho nhiều cặp hôn thê Nhật Bản quyết định tổ chức đám cưới kiểu Mỹ, song những đám cưới truyền thống theo đạo Shinto cũng đang dần trở lại là một sự lựa chọn sáng giá.
16:00 13/03/2018
Những đám cưới kiểu Nhật Bản rất tốn kém và khá lãng phí - dù rằng có một số điểm khác biệt so với đám cưới kiểu Mỹ. Đám cưới vẫn là một dịp trọng đại trong cả đời, nhưng các bước tiến hành có khác biệt đôi chút.
1. Nhật Bản có hơn một kiểu đám cưới phổ biến
Nhật Bản có tới 4 kiểu đám cưới phổ biến. Những đám cưới theo kiểu đạo Thiên Chúa như những gì bạn thấy trong các bộ phim Hollywood rất phổ biến - ngay cả khi cặp đôi sắp cưới không theo đạo. Những người ngoại quốc da trắng đôi khi có thể tìm được việc đóng vai thầy tu trong những đám cưới kiểu này.
Theo tờ báo Japan Times, đám cưới kiểu này rất quyến rũ và hấp dẫn vì mang phong cách "đám cưới trắng". Đám cưới như trong cổ tích của công chúa Diana vào những năm 1980 cũng góp phần làm trào lưu này trở nên phổ biến.
Những đám cưới theo kiểu đạo Thiên Chúa như những gì bạn thấy trong các bộ phim Hollywood rất phổ biến
Đám cưới kiểu đạo Shinto là kiểu đám cưới phổ biến thứ nhì và thường là kiểu mà người ta nghĩ đến khi nói về "đám cưới truyền thống của Nhật Bản".
Thế nhưng nghi lễ đám cưới không thực sự cổ xưa đến thế - nó bắt nguồn từ những năm 1900 khi Thái tử Akihito (người sau này trở thành Nhật hoàng Taishou) cưới công chúa Sadako theo kiểu Shinto lần đầu tiên.
2. Chỉ có người có tên trong thiệp mời là thực sự được mời - không mời người đi cùng
Ở Nhật Bản, mọi người đều hiểu ngầm rằng điều đó không bao giờ được xảy ra - không bao giờ. Tất nhiên, lý do có lẽ liên quan tới điểm khác biệt tiếp theo.
Ở Mỹ, bạn có thể sẽ bị người khác để ý nếu như đi cùng một người không được mời khác mà không báo trước.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, mọi người đều hiểu ngầm rằng điều đó không bao giờ được xảy ra. Tất nhiên, lý do có lẽ liên quan tới điểm khác biệt tiếp theo.
3. Không cần phải bận tâm về việc sẽ mang quà gì tới đám cưới - tiền mặt là trên hết
Tất cả khách mời đều được kỳ vọng mang theo goshugi - quà cưới bằng tiền mặt mới cứng đặt trong một phong bì đặc biệt, đẹp đẽ.
Tất cả khách mời đều được kỳ vọng mang theo goshugi - quà cưới bằng tiền mặt mới cứng đặt trong một phong bì đặc biệt, đẹp đẽ. Lượng tiền được bỏ vào tùy thuộc vào mối quan hệ giữa bạn và cô dâu chú rể, nhưng trung bình thì 300$ (khoảng 6,8 triệu đồng) là vừa đủ cho một người không quá thân thiết. Một số thông lệ khác có thể áp dụng tùy thuộc vào quan hệ của khách và cặp đôi sắp cưới.
Cẩn thận khi lựa chọn số tiền bạn sẽ mừng cưới - theo Tagaya Bridal, một con số được cho là mang lại điềm gở. Trong tiếng Nhật, số 4 là shi, gần giống với từ "tử" (shine). Số 9 là ku, gần giống với từ "khó khăn" (kunan).
4. Nếu không phải là thành viên gia đình, bạn sẽ không được mời tham dự lễ cưới chính thức
Một tu sĩ đạo Shinto dẫn đoàn cưới gồm cô dâu (trùm đầu trắng), chú rể (đứng thứ năm từ phải sang) mặc đồ truyền thống cùng với họ hàng và gia đình tại đền thờ Meiji ở Tokyo, chủ nhật, 6/3/2011.
Lễ cưới kiểu Shinto thường xoay quanh cô dâu, chú rể và gia đình ruột thịt của họ. Những kiểu đám cưới khác cũng chỉ xoay quanh một nhóm nhỏ người.
5. Trang phục cưới rất đa dạng và thường được cô dâu, chú rể thay đổi trong suốt lễ cưới
Những đám cưới trắng kiểu Mỹ thường gắn liền với những bộ váy trắng và những bộ tux - giống như trong phim vậy.
Trong khi đó, đám cưới kiểu Shinto gắn với chỉ một số bộ kimono dành riêng cho đám cưới.
Trong nghi lễ cưới chính thức, cô dâu mặc shiromuk - một bộ kimono lễ phục có màu trắng. Còn chú rể thì mặc montsukihakama - thường được gọi tắt là hakama. Chida Yoshida giải thích rằng, hakama của chú rể bao gồm một chiếc áo khoác ngoài có thêu phù hiệu của gia đình ở một số chỗ trên đó.
Cô dâu Sayako Kuroda (phải) và chú rể Yoshiyuki Kuroda tham dự một hội thảo sau lễ cưới của họ tại một khách sạn Tokyo ở Tokyo, 15/11/2005. Cô con gái trẻ nhất của Nhật hoàng Aikihito và Hoàng hậu Michiko đã cưới một công chức chính phủ Tokyo vào thứ ba.
Sau nghi lễ chính thức, trước đây cô dâu sẽ thay ra và mặc một bộ kimono sặc sỡ khác gọi là irouchikake. Tuy vậy, Chida Yoshida cũng nói rằng, những đám cưới hiện đại có thể quyết định có làm điều đó hoặc không.
Theo Takaya Bridal, hikifurisode là kiểu kimono cưới hiện đại nhất. Nó bớt đi sự nghiêm chỉnh để cô dâu có thể thể hiện tính cách bằng các phụ kiện khác.
6. Thay vì vải trắng trùm đầu, cô dâu có thể sẽ đội một vài thứ đặc biệt khác
Cô dâu đội một chiếc mũ trắng to gọi là wataboshi.
Cô dâu trong đám cưới kiểu Shinto không dùng vải trùm đầu. Thay vào đó, cô ấy đội một chiếc mũ trắng to gọi là wataboshi. Cũng giống như vải trùm đầu, chiếc mũ này được thiết kế để chỉ người chồng tương lai có thể thấy mặt cô ấy.
Cô dâu cũng đội một bộ tóc giả dành riêng cho đám cưới kiểu truyền thống dưới chiếc wataboshi.
7. Đôi vợ chồng mới cưới sẽ cùng nhau uống 3 ly rượu sake
Sankon no gi, hay còn gọi là sansankudo, là một nghi lễ mà một tu sĩ Shinto sẽ gắn kết đôi vợ chồng với nhau bằng 3 ly rượu sake.
Sankon no gi, hay còn gọi là sansankudo, là một nghi lễ mà một tu sĩ Shinto sẽ gắn kết đôi vợ chồng với nhau bằng 3 ly rượu sake. Ly đầu tiên là ly nhỏ nhất, các ly sau sẽ to hơn ly trước. Cả cô dâu và chú rể sẽ phải uống mỗi ly 3 lần.
Theo Chika Yoshida, ly đầu tiên thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên của 2 người; ly thứ hai tượng trưng cho vùng đất và lời thề sẽ mãi bên nhau của họ; ly thứ ba tượng trưng cho con người và lời cầu nguyện về một cuộc sống sung túc.
8. Những lời thề được đọc to dành cho các vị thần ở đền thờ
Chú rể sẽ đọc to lời thề để gửi tới những vị thần của đền thờ.
Một ngôi đền sẽ chuẩn bị lời thề mà chú rể sẽ đọc to để gửi tới những vị thần của đền thờ. Sau khi đọc xong, cả cô dâu và chú rể sẽ cùng nói to tên của mình để thể hiện rằng mình đồng ý làm theo lời thề này.
9. Cách sắp xếp ghế ngồi tại đám cưới Nhật trái ngược hoàn toàn với đám cưới kiểu Mỹ
Người nhà và bạn bè không được ngồi gần đôi vợ chồng trẻ.
Vẫn sẽ có bàn VIP nhưng được dành cho cấp trên và đồng nghiệp của cô dâu chú rể. Theo Japan Travel Centre, người nhà và bạn bè không được ngồi gần đôi vợ chồng trẻ. Thay vào đó, họ ngồi phía sau đằng xa nhất để thể hiện sự khiêm tốn đối với những vị khách của cặp đôi.
10. Mọi thứ đều được lên kế hoạch ở bàn lễ tân và thường không có khiêu vũ
Các hoạt động trong lễ cưới bao gồm nghe diễn văn, nhập tiệc và chụp ảnh.
Những thứ được kỳ vọng sẽ diễn ra: diễn văn, và rất nhiều diễn văn, một đoạn video cảm động của cô dâu và chú rể và cũng có rất nhiều đồ ăn, thức uống và cả chụp ảnh. Tất cả đều được một người dẫn chương trình dẫn dắt cẩn thận.
Những thứ không nên kỳ vọng: DJ hoặc một ban nhạc sống và khiêu vũ. Hãy để dành đôi giày nhảy và kĩ năng karaoke điêu luyện của bạn vào cuộc vui sau bữa tiệc.
11. Cô dâu và chú rể thường tặng quà cho khách mang về nhà
Món quà mà một cặp đôi nhận được từ một đám cưới.
Những món quà này không chỉ mang hình thức đáp lễ. Thường thì khách sẽ nhận được những món quà rất chu đáo và hữu dụng như sô-cô-la và bộ quà tặng L'Occitane trong những chiếc túi vải thêu sặc sỡ.
12. Sau đám cưới thường có những cuộc vui khác
Khi đám cưới kết thúc, những vị khách có thể tách thành các nhóm nhỏ hơn để tham dự những cuộc vui sau đó. Các hoạt động bao gồm trò chơi, ăn uống, karaoke, nhảy múa và không nằm trong chương trình chính, vì vậy bạn sẽ phải trả tiền để tham gia.
Nguồn: Kenh14.vn
Công chúa Nhật Bản bất ngờ hoãn đám cưới
Công chúa Mako của Nhật Bản và chồng sắp cưới Kei Komuro vừa quyết định hoãn lễ đính hôn và đám cưới đến năm 2020 vì “chưa sẵn sàng”.