2 loại rɑu củ queп ɫɦuộc пếu ăп sốпg có ɫɦể gây rối loạп пɦịρ ɫiɱ, loãпg xươпg, ɫɦậɱ cɦí độɫ ɫử
Ăп sốпg các loại rɑu ɫươi, cɦẳпg ɦạп пɦư cɦế biếп ɫɦàпɦ sɑlɑd ɦoặc éρ ɫươi ɫɦàпɦ пước, được coi là cácɦ ɫiêu ɫɦụ ɫɦực ρɦẩɱ rấɫ làпɦ ɱạпɦ, ɫốɫ cɦo sức kɦỏe. Tuy пɦiêп, kɦôпg ρɦải rɑu củ пào cũпg пêп ăп ɫươi sốпg, đặc biệɫ là 2 loại dưới đây.
20:58 27/05/2021
Ngày nay, con người quan tâm nhiều hơn đến cách thưởng thức và lợi ích của thực phẩm mang lại nhiều hơn là số lượng món có trên bàn ăn. Do đó, ngày càng có nhiều người hướng đến thói quen ăn uống lành mạnh, gần gũi thiên nhiên hơn với các món ăn "nguyên bản", tươi sống.
Salad và các loại nước ép tươi từ rau củ là 2 trong số những món ăn như thế. Chúng không chỉ giữ lại được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong rau quả, ít khâu bước chế biến mà còn giảm tối thiểu lượng gia vị hay chất bảo quản được thêm vào nên cực kỳ lành mạnh và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong mùa hè oi ả. Tuy nhiên, đôi khi cách ăn sống các loại rau củ này lại đem đến ảnh hưởng tiêu cực nhất định cho sức khỏe nếu bạn chọn sai thành phần để chế biến.
Dưới đây là 2 loại rau củ nếu ăn sống, bạn có thể bị rối loạn nhịp tim, loãng xương, thậm chí là đột tử. Chỉ cần một bước đơn giản là chần qua nước sôi, không những chúng không còn có hại nữa mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe..
1. Cà rốt
Theo hướng dẫn của Hội đồng Dinh dưỡng Thận thuộc Quỹ Thận Quốc gia Hồng Kông (NKF), cà rốt là thực phẩm giàu kali - một loại khoáng chất cơ thể con người cần để duy trì hoạt động bình thường của cơ bắp, kiểm soát nhịp tim và nhịp thở.
Tuy nhiên, thông thường lượng kali chúng ta nạp vào qua đường ăn uống sẽ dư thừa so với lượng cơ thể cần. Vì vậy, 90% kali dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu (được xử lý bởi thận), và chỉ 10% được thải qua phân.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, nếu chế độ ăn uống không kiêng khem (ăn cà rốt sống), dù lượng kali nạp vào cơ thể như người bình thường nhưng khả năng bài tiết kali kém của thận sẽ dễ khiến nồng độ ion kali trong máu tăng cao. Điều này làm cho người bệnh có thể bị suy nhược, chóng mặt, thiếu sinh lực… thậm chí gây rối loạn nhịp tim và dẫn đến đột tử.
Còn ở người bình thường, việc ăn quá nhiều cà rốt sống cùng lúc cũng sẽ không tốt. Dù thận của bạn khỏe mạnh nhưng với lượng kali dư thừa lớn sẽ khiến nó phải hoạt động liên tục, hết công suất, tăng áp lực cho thận. Nếu tình trạng này kéo dài thậm chí còn có thể dẫn đến các bệnh về thận.
Do đó, khi ăn cà rốt, bạn nên chần qua nước sôi để hòa tan bớt ion kali (ra nước) rồi mới tiêu thụ.
Cà rốt nấu chín có gì tốt?
Chất dinh dưỡng chính trong cà rốt là carotenoids có trong thành tế bào được cấu tạo từ cellulose, cơ thể con người không thể tiêu hóa trực tiếp được (nếu ăn sống). Thành tế bào này chỉ có thể bị phá vỡ bằng cách cắt nhỏ, luộc chín. Khi đó, carotenoids (đặc biệt là chất chống oxy hóa lycopene trong carotenoids) có thể được giải phóng ra và dễ dàng cho cơ thể con người hấp thụ hơn, giúp bảo vệ màng tế bào và ngăn ngừa đột biến gen DNA gây ung thư.
2. Cải bó xôi
Ăn cải bó xôi sống trong thời gian dài dễ gây loãng xương. Vì axit oxalic trong cải bó xôi sẽ hòa tan trong ruột và dạ dày, kết hợp với canxi, sắt, kẽm… trong thức ăn tạo thành canxi oxalat, kẽm oxalat, sắt oxalat. Các chất này là những chất rắn không tan trong nước, khiến cơ thể con người khó hấp thu.
Và theo nguyên tắc hoạt động của cơ thể, cái gì không hấp thu được thì nó sẽ bị đào thải ra ngoài theo phân. Việc này vô tình khiến cho cơ thể bạn cứ hấp thụ được chút canxi nào là bị đào thải ra từng ấy canxi, lâu dần dẫn đến tình trạng thiếu canxi, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm và có thể gây loãng xương.
Để ăn cải bó xôi một cách hiệu quả hơn, bạn có thể chần qua nước sôi. Bởi hàm lượng axit oxalic trên 100g cải bó xôi tươi là 373mg sẽ giảm xuống khoảng 72mg sau khi được chần qua nước sôi.
Toρ 3 coп giáρ 'GẶP THỜI ĐỔI VẬN' ɫroпg ɫɦáпg 6 dươпg lịcɦ ɫới, ɫài kɦoảп sẽ пɦảy số ầɱ ầɱ
Tɦời cơ kiếɱ ɫiềп đã đếп, đây là lúc bạп ρɦải dồп ɦếɫ sức lực củɑ ɱìпɦ để ɫạo пêп sự пgɦiệρ. Cɦỉ ɫroпg ɱộɫ ɫɦáпg пɦưпg bạп có ɫɦể пắɱ được ɫiềп ɫỷ ɫroпg ɫɑy пếu biếɫ cácɦ đầu ɫư kiпɦ doɑпɦ.