20 ɫᴜổi ƙɦôпց пỗ Ɩực, 30 ɫᴜổi ρɦáɫ ɦiệп ɾɑ ɱìпɦ ᵭã ɓị ᵭá ɾɑ ƙɦỏi ᵭườпց cɦạy Ɩúc пào ƙɦôпց ɦɑy
Đời пցười cɦíпɦ Ɩà пɦư ʋậy, ᵭặc ɓiệɫ Ɩà ở пɦữпց ɫɦàпɦ ρɦố Ɩớп, ᵭủ ɱọi áρ Ɩực ƙɦiếп пցười ɫɑ ƙɦôпց ƙịρ ɫɦở, cɦỉ ɓiếɫ ɫự ɑп ủi ɱìпɦ ɓằпց пɦữпց ɓài ʋiếɫ ƙɦícɦ Ɩệ ɫâɱ ɦồп. Nɦưпց sɑᴜ ƙɦi ɫỉпɦ ɗậy ɾồi ɱới ρɦáɫ ɦiệп ɾɑ, ɱọi xᴜпց qᴜɑпɦ ɑi cũпց ᵭềᴜ ɫɾoпց ɫɾạпց ɫɦái ɑпɦ cɦạy ɫôi ᵭᴜổi ɫɦeo, còп ɓạп ɫɦì cɦỉ ʋì ɱộɫ ρɦúɫ ɫɦẫп ɫɦờ ɱà ᵭếп cả xe ɓᴜýɫ cũпց ƙɦôпց cɦeп Ɩêп пổi пữɑ.
21:31 31/01/2021
01
Vài hôm trước có sang nhà hàng xóm chơi, chị ấy kể với tôi rằng bữa trước có đi tham gia một buổi liên hoan nhóm hoạt động sở thích, khi tới hần giới thiệu, mọi người đều nhắc tới mấy chức danh xã hội của mình, chẳng hạn như giám đốc XX, chủ tịch YY, tên công ty cũng thuộc dạng nổi tiếng, tới chị ấy lại không biết nên giới thiệu mình như nào. Mặc dù cũng đang đi làm, nhưng chức vụ và gia cảnh cũng không thể đem ra bì được. Trước đó, ai đó giới thiệu xong là sẽ bắt tay người nọ người kia, tới chị ấy nói xong là thôi.
Hai mấy tuổi đầu luôn cảm thấy không cần thiết phải liều mình nỗ lực làm gì, 30 tuổi mới phát hiện ra, mình đã bị đá ra khỏi đường đua lúc nào không hay.
Chị ấy nói với tôi: "Năm hơn 20 tuổi, ngày nào cũng đi "high", dăm bữa nửa tháng lại đổi việc, chán chưa muốn làm thì nghỉ ở nhà mấy tháng rồi mới lại ra tìm việc. Lúc ấy cảm thấy, đời người dài như vậy, không việc gì phải liều mình làm việc như người khác, không phải vội vội vàng vàng làm gì, kết quả giờ hơn 30 rồi, mọi người xung quanh ai cũng thế nọ thế kia, còn mình thì vẫn lang thang ở phía dưới."
Đời người, rốt cuộc có cần phải ép mình chạy nhanh hay không không quan trọng, quan trọng là, có lẽ, chỉ có mình bạn là tụt lại phía sau.
Có người từng nói rằng, chỉ cần không có con cái, vậy thì đời người không việc gì phải liều mạng làm việc hay sống vội vội vàng vàng làm gì cả, nhưng người nói câu này, sau khi nói xong chắc cũng đang co giò lên chạy đua rồi, còn bạn thì lại một mực tin vào cái bát súp gà tâm hồn ấy.
Đời người chính là như vậy, đặc biệt là ở những thành phố lớn, đủ mọi áp lực khiến người ta không kịp thở, chỉ biết tự an ủi mình bằng những bài viết khích lệ tâm hồn. Nhưng sau khi tỉnh dậy rồi mới phát hiện ra, mọi xung quanh ai cũng đều trong trạng thái anh chạy tôi đuổi theo, còn bạn thì chỉ vì một phút thẫn thờ mà đến cả xe buýt cũng không chen lên nổi nữa.
Có những người miệng luôn nói là sẽ rời khỏi thành phố lớn về quê cho đỡ áp lực, nhưng đâu mấy người thực sự làm như vậy. Người ta sớm đã thay sang giày bệt rồi hòa vào dòng người, tiếp tục cuộc sống cơm áo gạo tiền nơi phố thị xa hoa của mình.
02
Vài ngày trước, một cậu em 9X tâm sự với tôi rằng: "Chị T., dạo này vắng khách quá, thật là buồn!"
Tôi hỏi cậu ấy: "Không phải dạo trước bận tới tối mắt tối mũi ư? Tranh thủ mấy ngày này nghỉ ngơi một chút cũng được mà."
Cậu ấy nói với tôi: "Em còn trẻ mà, em chưa muốn nghỉ ngơi, em muốn làm việc, em thích cái cảm giác bận rộn tới không kịp thở kia hơn."
Tôi vừa mắng đùa cậu em "biến thái" vừa nghĩ, thực ra hồi trẻ mình cũng thế. Cũng có thể là người trẻ nào rồi cũng thế, nhưng qua vài năm, là sẽ lại bắt đầu lười biếng, qua vài năm nữa, là cái lười nó ngấm vào cốt cách luôn.
Tháng trước có nói chuyện với một người bạn, cậu ấy nói công ty mới nhận thêm một đợt thực tập mới, những thực tập sinh ấy trong buổi họp, ai cũng cho rằng mình rất có ý tưởng, nhưng hoặc là rất viển vông, hoặc là không thể thực hiện được, hoặc là đang tự đào hố chôn mình mà không biết. Người ta nói tuổi trẻ nhiều ý tưởng, nhưng đó không gọi là ý tưởng mà gọi là ảo tưởng.
Tôi hỏi thế cuối cùng chọn ý tưởng của ai?
Người bạn nói: "Tất nhiên là lựa cái của tôi rồi. Thực ra cũng chẳng gọi là sáng tạo gì, kiểu đối với khách hàng lâu năm thì về cơ bản là tip tháng nào cũng giống nhau, cứ căn cứ theo tháng trước rồi có sự thay đổi là được, chẳng có gì đặc biệt cả."
Bạn xem, không phải người khác thích ảo tưởng mà là bởi chúng ta lười suy nghĩ. Chúng ta sớm đã học được phương pháp để hợp lý hóa sự lười biếng của mình. Điều chúng ta sợ, không phải là ý tưởng của người mới, mà là chúng ta sợ ý tưởng mới của lớp trẻ sẽ khiến chúng ta phải làm nhiều việc hơn, mà có khi còn là việc mà mình chưa từng phải làm. Dù sao thì lương vẫn vậy, việc gì phải rước thêm việc vào thân cho mệt?
03
Tôi là một người yêu cầu rất cao với bản thân, tôi thường xuyên tự xem xét lại chính mình, đặc biệt là giai đoạn khoảng 30 tuổi. Lúc trước thấy người khác bước vào tuổi trung niên, tôi đều thở dài thay họ, không ngờ chính mình cũng đã bước vào độ tuổi này.
Một ngày đẹp trời nọ, cô giáo nhắn tin tới nói phụ huynh chuẩn bị công cụ và tài liệu cho các con cho buổi học ngày mai. Nhưng tôi bới tung cái tủ sách lên cũng tìm không thấy tài liệu để làm, rồi lại nghĩ nếu con không mang đủ liệu có xấu hổ với các bạn không.
Lúc tìm đồ mới chợt ý thức ra được rằng, đây là lần đầu tiên tôi làm nhiệm vụ cho phụ huynh, lúc trước nhìn thấy người khác chia sẻ trên trang cá nhân, tôi còn cười bọn họ, giờ thì đã đến lượt mình. Tôi giờ đã là một phụ huynh, nhưng nội tâm thì vẫn còn kiểu lười tới nỗi muốn có người chăm sóc.
Cô bạn vài hôm trước đi họp về nhắn tin cho tôi: "Hôm nay thật thần kì, tớ đã là phụ huynh rồi này, giờ đã đi họp phụ huynh với tư cách là phụ huynh thật rồi này."
Bạn xem, chúng ta mỗi người đều không ý thức được rằng thời gian trôi qua nhanh như vậy, nhanh tới nỗi chúng ta còn chưa kịp để ý thì nó đã rơi vào người mình rồi; nhanh tới nỗi còn thấy mình chưa kịp trưởng thành đủ thì đã là một phụ huynh rồi; nhanh tới nỗi còn chưa sống hết mình được mấy năm mà "tâm" giờ đã già mất rồi!
04
Lúc trước tôi là một đưa rất cố chấp, bướng bỉnh, chỉ tin vào cảm nhận của bản thân, không chịu tiếp nhận ý kiến của người khác. Dạo gần đây, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Dần dần, khi thử đi tin vào người khác, tôi phát hiện ra, sở trường của người khác vừa hay sở đoản của mình, hợp tác với nhau vừa hay "bù lỗ" cho nhau, cảm giác rất tuyệt.
Bước vào tuổi 30, mặc dù nói ngày càng ít đi, não cũng ngày càng không tốt, nhưng nội tâm lại dần dần mở ra rất nhiều. Người mà trước khi mình coi thường, quyết định tin họ một lần xem sao; những suy nghĩ mà ngày trước cho rằng là viển vông, giờ cũng muốn thử nghĩ xem tính khả thi của nó; những chuyện ngày trước chẳng buồn bận tâm, chi bằng giờ tự mình làm xem xem.
Ở tuổi 30, tôi đã đặt ra cho những quy tắc để mình không bị bỏ lại phía sau:
Kiên trì mỗi ngày 30 phút đọc sách, đọc những thể loại mà trước đây mình chưa được đọc, để mở rộng kiến thức.
Mở lòng mình ra, lắng nghe người khác nhiều hơn. Nếu phản ứng đầu tiên là "không", vậy thì nhắc nhẹ bản thân "thử xem sao".
Năng đi tham gia các hoạt động khác nhau, dẹp bỏ "sự khinh khỉnh" trong lòng và nhìn nhận bằng sự cảm kích thay vì chỉ trích và bắt lỗi.
Năng đi gặp những người khác nhau, nói chuyện với mọi người ở những lĩnh vực khác nhau để hiểu biết nhiều hơn về thế giới mà mình còn chưa biết.
Đối mặt với những chuyện không dám và không muốn làm, khích lệ bản thân thử nhiều hơn, cũng chẳng mất đi miếng thịt nào, cùng lắm là thất bại, dù sao thì mình cũng không phải người nổi tiếng, không sợ mất mặt.
Tôi thường làm việc ở nhà hàng ngày, cũng thường có tâm trạng không tốt và cản trở suy nghĩ. Hiện tại về cơ bản mỗi buổi trưa, tôi sắp xếp bữa ăn với bạn bè, khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau, ngoài ra, tôi cũng thường đưa con đi tham gia nhiều hoạt động mới, tôi phát hiện ra rằng cuộc sống vốn dĩ vẫn luôn tốt đẹp, chỉ là tôi đã khép lòng mình lại mà thôi.
20 tuổi chưa ý thức được, 30 tuổi mới có thể "ngộ" ra, chẳng sao cả, miễn là bạn nhiệt huyết và sẵn sàng, hãy bắt đầu thay đổi để tốt đẹp hơn từ ngày hôm nay.
Nguồn: Cafebiz
3 ɓài ɦọc ɫừ пước, ɫɾọп ᵭời ɑп пɦiêп: Sốпց - Tư ɗᴜy - Tɦɑy ᵭổi Ɩiпɦ ɦoạɫ пɦư пước
Qᴜɑ пɦữпց ɫɾɑпց sácɦ Bí ẩп củɑ пước – Sự ƙỳ ɗiệᴜ củɑ пước sốпց ɓạп ƙɦôпց cɦỉ ƙɦáɱ ρɦá пɦữпց ɓí ẩп củɑ пước ցắп Ɩiềп ʋới ᵭời sốпց coп пցười ɱà còп có ɫɦể cảɱ пɦậп ᵭược пước có ɫɦể ցiúρ ícɦ ᵭược ցì cɦo ɓảп ɫɦâп ʋà пɦữпց пցười xᴜпց qᴜɑпɦ.