3 bộ ρɦậп củɑ cá có cɦứɑ ‘cɦấɫ độc’ пɦưпg пɦiều пgười lại ɫɦícɦ ăп, bỏ пgɑy пếu kɦôпg ɱuốп ɦại gɑп và ‘đe dọɑ ɫíпɦ ɱạпg’
Cá là ɱộɫ loại ɫɦực ρɦẩɱ bổ dưỡпg, giàu viɫɑɱiп và kɦoáпg cɦấɫ. Nɦưпg do đặc ɫíпɦ sốпg dưới пước пêп, ăп ɫạρ vì vậy cɦúпg dễ пɦiễɱ kɦuẩп và пɦiễɱ độc. Độc cɦấɫ lại ɫícɦ ɫụ ở 3 bộ ρɦầп ɱà пɦiều пgười rấɫ ɫɦícɦ ăп.
19:09 14/06/2021
Cá là thực phẩm được xếp vào nhóm lành mạnh và giàu dinh dưỡng bậc nhất. Bên trong cá giàu dinh dưỡng quan trọng như: Protein, vitamin D và nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, vô cùng quan trọng cho não bộ. Thế nhưng, sẽ có những bộ phận của cá khi ăn vào không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây hại.
Nguyên nhân vì cá là loài vật sinh sống dưới nước, ăn tạp vì vậy chúng dễ nhiễm khuẩn và nhiễm độc. Các độc chất này có thể tích tụ tại phần ruột, phần mật hoặc phần đầu cá…Khi chúng ta ăn nhiều và thường xuyên sẽ tích lũy quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến các tổn thương cho nội tạng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Mật cá: Dễ ngộ độc
Một trường hợp ăn mật cá suýt mất mạng tại Trung Quốc. Theo tờ "Xiaoxiang Morning Post", có một người đàn ông tên là Shi Mou, sống tại Hồ Nam, Trung Quốc từng suýt mất mạng sau khi ăn 7 chiếc mật cá.
Tại Việt Nam, Viện Y học biển Việt Nam cũng từng cấp cứu cho bệnh nhân V.Đ.N., 59 tuổi. Nhập viện trong tình trạng ngộ độc, nôn ra dịch nâu, vàng, bụng chướng, đau hạ sườn phải do nuốt mật cá trắm sống.
Nhiều người lấy mật cá trắm để ủ rượu, tuy nhiên đây là một cách làm rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc và tử vong. Ảnh minh họa: Internet
Ở Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết, hàng năm Trung tâm phải cấp cứu 20, 30, thậm chí 50 ca ngộ độc mật cá. Số ca ngộ độc vào cuối năm thường nhiều hơn vì người dân thường tát ao, có nhiều cá to.
Nhiều người truyền miệng nhau việc nuốt mật cá sống để trị rất nhiều bệnh. Tuy nhiên lại không biết rằng đây là bộ phận chứa nhiều độc tố như tetrodotoxin, có thể khiến hệ thần kinh mệt mỏi, gây suy hô hấp, rối loạn hành vi, sốc nhiễm khuẩn...
Nhiều người lấy mật cá trắm để ủ rượu, tuy nhiên đây là một cách làm rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc và tử vong. Theo nghiên cứu, trong mật cá trắm có chứa muối mật, bilirubin, cholesterol, các axit béo, muối khoáng và quan trọng nhất là nhóm steroit ...
Các thầy thuốc đông y khẳng định, mật cá không có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, thậm chí có rất nhiều trường hợp nuốt, uống mật cá đã bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Mật cá trắm, cá éc nguy hiểm nhất còn mật cá trôi, chép, anh vũ cũng gây ngộ độc. Độc tố trong mật cá được xác định là Cyprinol sulfate, một acid mật C27.
Đầu cá: Nhiễm kim loại nặng
Đầu cá là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì ngon và có hương vị béo ngậy. Không những vậy, nhiều người cho rằng ăn đầu cá sẽ bổ não. Tuy nhiên thực tế đầu cá lại là bộ phận dễ tích tụ nhiều kim loại nặng.
Đầu cá lại là bộ phận dễ tích tụ nhiều kim loại nặng. Ảnh minh họa: Internet
Theo nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Nam Kinh, Trung Quốc: Kết quả cho thấy hàm lượng thủy ngân trong 200g thịt cá, trứng cá, da cá, óc cá chép là rất thấp. Tuy nhiên, khi số lượng này tăng lên là 400g thì hàm lượng thủy ngân lúc này trong da cá đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên.
Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.
Ăn nhiều đầu cá chứa thủy ngân có thể gây ngộ độc, nguy hiểm cho trẻ em và phụ nữ có thai. Đặc biệt, trẻ nhỏ nếu tích lũy nhiều kim loại nặng có nguy cơ mắc bệnh tim, giảm IQ, nguy cơ bệnh suy gan và thận…
Vì vậy những người thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn để tránh bị ngộ độc.
Ruột cá: Hại gan
Ruột cá là bộ phận bẩn nhất của con cá, loài vật này sinh sống dưới nước, vì thế chúng rất dễ nhiễm độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Ăn quá nhiều ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan.
Ăn quá nhiều ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan. Ảnh minh họa: Internet
Ruột cá là thực phẩm không ít người yêu thích. Vì vậy, nếu bạn muốn ăn thì nhớ chế biến cẩn thận. Rửa sạch bằng muối để hạn chế nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Những lưu ý khi ăn cá để tốt cho sức khỏe
Không ăn cá sống: Ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là khi ăn thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, các loại dễ nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.
Không ăn cá khi đói: Người bị gút nên hạn chế ăn cá khi đói để tránh làm bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân là ăn cá khi bụng rỗng sẽ làm tăng lượng purin chuyển hóa thành dạng axit uric, một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gút.
Khi dùng thuốc ho: Theo bác sĩ, người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Những đối tượng không nên ăn cá
- Người mắc bệnh gút, dị ứng nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn cá để bảo vệ sức khỏe.
- Người bị rối loạn, suy giảm chức năng gan, thận nghiêm trọng cũng nên hạn chế ăn do cá giàu protein. Khi tiêu thụ quá mức khiến bệnh trở nên trầm trọng.
- Người lớn cần cẩn thận để tránh hóc xương khi cho trẻ ăn cá bằng cách chọn cá ít xương hoặc vứt bỏ hết xương trước khi cho trẻ ăn.
Xuấɫ ɦiệп '3 vàпg, 1 ɦôi, 1 đeп' cɦứпg ɫỏ gɑп rấɫ yếu, coi cɦừпg uпg ɫɦư пếu cứ lơ là kɦôпg đi kɦáɱ
Gɑп là cơ quɑп пội ɫạпg quɑп ɫrọпg củɑ cơ ɫɦể. Nó đảɱ пɦậп côпg пăпg ɫɦải độc ɫố, vì ɫɦế пếu gɑп có vấп đề ɫɦì sẽ kéo ɫɦeo ɦàпg loạɫ ɦệ lụy kɦác. Kɦi gɑп có vấп đề, cơ ɫɦể sẽ ρɦáɫ rɑ пɦữпg ‘ɫíп ɦiệu cầu cứu’ пɦấɫ địпɦ. Nó пɦư ɱộɫ ‘ɦồi cɦuôпg’ ɫɦúc giục bạп cầп ɫɦɑy đổi cɦế độ ăп uốпg, ɫɦải độc gɑп пgɑy ɫrước kɦi quá ɱuộп.