5 loại quả kɦôпg cɦỉ cực ɫốɫ cɦo bệпɦ пɦâп ɫiểu đườпg ɱà còп giúρ ɦạ đườпg ɦuyếɫ пɦɑпɦ, пgɑy cả пgười kɦỏe cũпg пêп ɫăпg cườпg
Đối với bệпɦ пɦâп đái ɫɦáo đườпg, ăп ɱộɫ số loại ɫrái cây íɫ đườпg ɱộɫ cácɦ ɦợρ lý có ɫɦể giúρ ổп địпɦ lượпg đườпg ɫroпg ɱáu.
19:49 19/06/2021
Xét từ góc độ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thì việc ăn một số loại trái cây giàu vitamin sẽ giúp sức đề kháng được tăng cường, khiến người bệnh tiểu đường ăn uống ngon miệng hơn.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, ăn một số loại trái cây, một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân tiểu đường không dám tiêu thụ trái cây vì lo sẽ bị tăng lượng đường trong máu. Quan điểm này vô cùng sai lầm, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn trái cây, miễn là ăn đúng liều lượng và loại trái cây tiêu thụ phải thuộc loại không chứa quá nhiều đường.
Loại quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Trái cây rất giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường là nhóm đối tượng đặc biệt nên khi ăn nên chọn những loại trái cây có tác động càng ít đến đường huyết càng tốt. Cụ thể là:
1. Kiwi
Quả kiwi có hàm lượng đường và chất béo thấp, là loại thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng của bệnh rất tốt. Thêm vào đó, chất inositol dồi dào trong trái kiwi có thể điều chỉnh sự chuyển hóa đường, do đó làm giảm lượng đường trong máu.
Quả kiwi có hàm lượng đường và chất béo thấp...
2. Quả táo
Chất pectin và chất xơ hòa tan trong táo có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều chỉnh lượng đường trong máu và duy trì sự ổn định của đường huyết. Ngoài ra, thường xuyên ăn táo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón.
3. Dâu tây
Dâu tây chứa ít calo và giàu vitamin C cùng các nguyên tố vi lượng. Sau khi ăn, đường huyết tăng từ từ, có thể giảm gánh nặng cho insulin và ổn định lượng đường trong máu.
4. Bưởi
Bưởi rất giàu crom, có thành phần tương tự như tác dụng hạ đường huyết của insulin, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và còn có tác dụng giảm cân. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng mỡ máu và tim mạch, bưởi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Bưởi rất giàu crom, có thành phần tương tự như tác dụng hạ đường huyết của insulin.
5. Cam
Cam ít đường, giàu vitamin C, axit xitric, pectin, rutin và các chất khác có tác dụng phòng ngừa tốt bệnh võng mạc do đái tháo đường, đồng thời có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tim,….
Trái cây cần thiết cho người tiểu đường như thế nào?
Trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất và một lượng chất xơ nhất định, có thể thúc đẩy sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng cảm giác thèm ăn và giúp duy trì axit trong cơ thể. Vì vậy, đối với bệnh nhân đái tháo đường, ăn một số loại trái cây, một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.
Ngoài ra, một số chất chống oxy hóa trong trái cây có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và có thể tránh hoặc trì hoãn sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường.
Những điều lưu ý mà bệnh nhân tiểu đường cần nhớ khi ăn trái cây là gì?
1. Nếu đường huyết ổn định, bạn có thể ăn uống điều độ
Khi đường huyết của người bệnh ở trạng thái ổn định trong thời gian dài, đường huyết không biến động thường xuyên có thể ăn một số loại trái cây điều độ.
2. Chú ý đến thời điểm ăn trái cây
Người bệnh nên ăn trái cây vào thời điểm giữa hai bữa, hoặc ăn trước khi ngủ trưa một tiếng, hai thời điểm này là lúc thuốc hạ đường huyết hoạt động mạnh nhất, lúc này bệnh nhân rất dễ bị hạ đường huyết nên ăn một số loại trái cây có thể được ngăn chặn tình trạng này.
3. Cố gắng ăn trái cây ít đường
Chọn trái cây có hàm lượng đường thấp hơn có thể làm cho lượng đường trong máu tăng chậm hơn, và cũng có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Một số loại trái cây nhiều đường mà người bệnh nên tránh là: quả nho, quả dứa, quả xoài, quả chuối, quả bơ...
4. Luôn cân đối lượng calo tiêu thụ
Nếu bạn đang ăn trái cây có hàm lượng đường cao, bạn phải giảm lượng calo tương ứng khi tiêu thụ thực phẩm khác để giữ cho lượng calo trong cả ngày không vượt quá tiêu chuẩn.
Lượng trái cây tiêu thụ mỗi ngày cũng không nên quá nhiều. Vì vậy cần tham khảo bác sĩ về số lượng có thể ăn vì mỗi bệnh nhân sẽ có một tình trạng bệnh khác nhau.
Gặρ dấu ɦiệu пày sɑu kɦi quɑп ɦệ, ρɦụ пữ coi cɦừпg ɱắc 5 loại bệпɦ ρɦụ kɦoɑ ảпɦ ɦưởпg sức kɦỏe lẫп "cɦuyệп yêu"
Cả пɑɱ lẫп пữ đều có пguy cơ gặρ ɫìпɦ ɫrạпg cɦuộɫ rúɫ sɑu kɦi quɑп ɦệ. Nó vừɑ ảпɦ ɦưởпg đếп cɦấɫ lượпg cuộc "yêu" lại cảпɦ báo пɦữпg vấп đề sức kɦỏe ɫiềɱ ẩп.