6 bẫy mua sắm trong siêu thị cần tỉnh táo tránh xa để không mất tiền phung phí
Đi siêu thị có thể khiến bạn tốn khá nhiều tiền vì những chiêu trò tinh vi ở các nơi này có thể khiến bạn dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn dự định.
01:47 07/03/2021
Dưới đây là một số cái "bẫy" ở siêu thị bạn cần lưu ý để tránh mua sắm lãng phí.
1. Các siêu thị thường đặt rất nhiều xe đẩy hàng lớn ngay lối vào. Không giống như những gì bạn nghĩ, điều này không thực sự vì sự thuận tiện của bạn, mà là để bạn chất đầy sản phẩm vào các giỏ hàng này.
Do đó bạn có thể mua thêm rất nhiều hàng hóa không cần thiết so với dự định.
Theo Martin Lindstrom, chuyên gia tư vấn marketing và tác giả cuốn sách "Brandwashed: Những thủ thuật mà các công ty sử dụng để thao túng tâm trí và thuyết phục bạn mua hàng", trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã tăng gấp đôi kích thước của xe hàng. Thay đổi nhỏ này đã khiến mọi người mua nhiều hơn 40%.
2. Các siêu thị tận dụng rất tốt những chiến dịch theo mùa lễ, chẳng hạn như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh hoặc lễ Tình nhân.
Trong những khoảng thời gian đặc biệt này trong năm, bạn sẽ thấy các sản phẩm ám chỉ đến ngày lễ (nhất là chocolate).
Đôi khi, chúng ta vẫn mua những loại sản phẩm này. Nhưng khi chúng ta không nghĩ ngay đến điều đó, siêu thị đã tạo ra nhu cầu về các mặt hàng này.
3. Một thủ thuật khác mà các siêu thị sử dụng là để trái cây, rau củ hay quầy bánh mì ở ngay lối đi đầu tiên.
Lý do là gì? Theo bài viết "Mua sắm hàng tạp hóa cho sức khỏe của bạn" của Đại học Butler, phần này được gọi là "vùng giảm áp", một không gian kết hợp giữa mùi hương và màu sắc khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và khỏe mạnh nhưng điều đó cũng khiến chúng ta mua những thứ khác một cách thiếu suy nghĩ hơn.
Chẳng có gì bất ngờ khi nhiều người vào siêu thị với mục tiêu mua thực phẩm lành mạnh nhưng lại không kiềm lòng được với các sản phẩm khác.
4. Một cái bẫy khác khiến bạn dễ mua hàng nhiều hơn ở siêu thị đó là đi mua sắm khi đang đói.
Mua sắm khi đói dễ khiến bạn mua nhiều đồ ngọt, đồ ăn vặt hơn, bởi cơn đói làm chúng ta mất tự chủ, nhất là khi ở xung quanh toàn là đồ ăn.
Đây là một điểm khác được đề cập trong bài viết "Mua sắm hàng tạp hóa cho sức khỏe của bạn" của Đại học Butler.
Một nghiên cứu năm 2015 đã kết luận rằng cảm giác đói thúc đẩy việc mua sắm nói chung.
5. Một chiêu trò khác là đặt sản phẩm ở nơi dễ nhìn thấy để khuyến khích bạn mua nhiều hơn.
Nó sẽ kích thích bạn muốn mua hàng bất kể giá trị thực của sản phẩm ra sao.
Ví dụ như các sản phẩm ngũ cốc có đường thường có nhân vật hoạt hình trên bao bì. Khi trẻ em nhìn thấy những thứ đó, chúng sẽ ngay lập tức muốn có sản phẩm.
Các sản phẩm này còn thường được đặt ở độ cao thuận tiện cho trẻ tự lấy được.
Đó cũng là lý do vì sao Chile và Mexico đang có ý định cấm các nhân vật hư cấu xuất hiện trên hộp ngũ cốc.
Chiến lược này nhằm giảm tỷ lệ béo phì cao ảnh hưởng đến cả hai quốc gia.
6. Các siêu thị cũng áp dụng chiến thuật định giá theo tâm lý (psychology of pricing).
Về cơ bản đây là một cách định giá sản phẩm tùy theo tác động của chúng đối với người tiêu dùng.
Có nhiều chiến lược định giá tâm lý khác nhau. Cho đến nay, một trong những phổ biến nhất trong các siêu thị là sử dụng các số lẻ như 0,9; 9; 99;… để áp dụng vào giá sản phẩm.
Ví dụ: một sản phẩm đề giá gốc là 3.000.000 đồng và quảng cáo là "giảm giá" xuống còn 2.999.000 đồng.
Mức giá này không thấp hơn nhiều so với giá gốc nhưng khi nghe con số "2 triệu 9 trăm 9 mươi 9 nghìn" khách hàng sẽ có cảm giác rẻ hơn so với "3 triệu đồng".
7 ɱẹo "пɦỏ пɦưпց có ʋõ" ɓiếп пɦữпց ɫɦực ρɦẩɱ ᵭơп ցiảп пɦấɫ ɫɦàпɦ ɫɦầп ɗược ɫăпց ɫᴜổi ɫɦọ
Cɦỉ ʋới ʋài ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây ɓạп có ɫɦể ɓiếп пɦữпց ɱóп ăп пɦư cơɱ, пước ɫɾà ɦɑy siпɦ ɫố ɫɾở пêп ɓổ ɗưỡпց ցấρ ᵭôi.