7 ℓoại tɦức ăп tốt cɦo пɢười ɦóa tɾị ᴜпɢ tɦư

Tɦực ρɦẩм có cɦứa cɦất ᵭạм, cɦất xơ, cà ɾốt, kẹo ɢừпɢ, qᴜả мọпɢ ʋà ɦàпɦ tỏi ℓà пɦữпɢ tɦức ăп tốt cɦo пɢười ɦóa tɾị ᴜпɢ tɦư.

12:33 22/12/2020

Theo thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành, chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu, mỗi loại bệnh lý khác nhau sẽ yêu cầu chế độ dinh dưỡng không giống nhau. Đối với những bệnh nhân hóa trị ung thư, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh nhân có thể bổ sung những loại thức ăn dưới đây.

Thức ăn chứa đạm

Đạm sẽ cung cấp các loại axit amin cần thiết cho cơ thể bệnh nhân ung thư. Đồng thời bổ sung đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể vì ở những bệnh nhân ung thư cần tiêu hao rất nhiều năng lượng. Bệnh nhân có thể bổ sung những thực phẩm giàu đạm từ các loại thịt màu trắng như thịt gà hay thịt đỏ với thịt bò, thịt lợn...

Bệnh nhân cần chú ý đa dạng thực đơn để tránh tình trạng chán ăn và tăng cảm giác ngon miệng. Đồng thời cần chú ý cân đối việc nạp những thức ăn chứa nhiều đạm từ động vật và thực vật. Nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để tránh tình trạng dư nạp thừa đạm.

Có phải ăn nhiều rau củ là tốt?

Thức ăn chứa chất xơ

Cung cấp chất xơ cho cơ thể sẽ giúp bệnh nhân đang hóa trị ung thư hạn chế được tình trạng táo bón, một trong những tác dụng phụ thường gặp do hóa trị bệnh gây ra. Để bổ sung chất xơ cho cơ thể, bệnh nhân nên chọn những thực phẩm như các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan...

Thức ăn chứa tinh bột

Một trong những tác dụng phụ khác của hóa trị ung thư đó là nhiều bệnh nhân gặp vấn đề tiêu chảy. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên bổ sung những thức ăn chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch hay khoai lang, khoai tây...

Bổ sung cà rốt

Hầu hết các bệnh nhân ung thư đều được khuyến khích bổ sung cà rốt vào thực đơn của mình. Trong cà rốt có chứa các thành phần giúp tăng hiệu quả của hóa trị liệu. Uống nước ép cà rốt mỗi ngày còn giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư gan, ung thư phổi...

Chuyên gia y tế Vũ Thành chia sẻ, việc bổ sung cà rốt còn giúp các bệnh nhân hóa trị ung thư hấp thụ nhiều vitamin, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau mỗi lần hóa trị. Dược sĩ khuyến khích mỗi ngày người bệnh có thể uống khoảng một ly nước ép cà rốt hoặc chế biến với các loại thực phẩm khác để tránh nhàm chán và ăn ngon miệng hơn.

Kẹo gừng

Bệnh nhân hóa trị ung thư thường xuyên cảm thấy buồn nôn nên có thể ngậm kẹo gừng để hạn chế tác dụng phụ này. Lưu ý sử dụng trước khi ăn để có thể ăn uống được ngon miệng hơn.

Quả mọng nước

Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình hóa trị liệu ung thư sẽ khiến cho bệnh nhân giảm tiết nước bọt và gây khô miệng. Những loại quả mọng nước, nhất là cam sẽ giúp hạn chế tình trạng này hiệu quả.

Bệnh nhân nên bổ sung nước ép cam mỗi ngày hoặc có thể thay thế bằng một số loại quả như bưởi, quýt, chanh... nếu không có những tổn thương ở miệng, yết hầu hay họng.

Hành, tỏi

Những loại thức ăn này không chỉ có chất chống oxy hóa cao mà còn chứa các thành phần kháng khuẩn tốt. Các thành phần này được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời có khả năng cải thiện một số viêm nhiễm, tổn thương trên cơ thể, góp phần ức chế sự phát triển của một số loại ung thư. Người bệnh có thể sử dụng tỏi, hành để làm gia vị cho các món ăn.

Bên cạnh bổ sung các thực phẩm trên, thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành còn đưa ra các lưu ý khi sử dụng thức ăn cho người hóa trị ung thư. Theo chuyên gia, việc hóa trị gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cảm nhận thức ăn của người bệnh. Vì vậy để cung cấp được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bệnh nhân khi sử dụng thức ăn cần chú ý.

Thực đơn đa dạng: Bệnh nhân hóa trị ung thư thường cảm thấy chán ăn vì vậy thực đơn không chỉ cần đảm bảo về dinh dưỡng mà còn cần thay đổi liên tục, đa dạng món ăn để kích thích sự thèm ăn cũng như cảm giác ngon miệng.

Chế biến món ăn mềm: Người bệnh thường xuyên khô miệng nên các món ăn cần có độ mềm, nhiều nước giúp dễ ăn, dễ nuốt và có lợi hơn cho hệ tiêu hóa, đồng thời không tiêu hao quá nhiều năng lượng cho việc nhai.

Tránh thực phẩm có vị đắng và tanh: Khẩu vị bệnh nhân hóa trị ung thư dễ thay đổi nên có thể bị đắng miệng và sợ mùi tanh nên thức ăn nên hạn chế những vị này. Đồng thời, người bệnh nên súc miệng kỹ trước khi ăn để cảm nhận thức ăn được tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng.

Chia nhỏ bữa ăn: Điều này giúp họ dễ ăn, hạn chế cảm giác chán ăn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể và chia thành từng ngụm, uống chậm trong vài phút. Với từng loại bệnh ung thư, thức ăn có thể có những thay đổi khác nhau. Vì vậy để đảm bảo an toàn, người bệnh và gia đình hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng bất kỳ thực đơn nào.

Theo VnExpress

Tags:
Hoại tử ʋùпɢ мô tɦái ɗươпɢ ʋì tiêм fiℓℓeɾ

Hoại tử ʋùпɢ мô tɦái ɗươпɢ ʋì tiêм fiℓℓeɾ

Bệпɦ пɦâп пɦậρ ʋiệп tɾoпɢ tìпɦ tɾạпɢ ᵭaᴜ пɦức kɦôпɢ пɢừпɢ, пóпɢ sốt, ɦoại tử мô tɦái ɗươпɢ, ổ ɗịcɦ мủ ℓớп tɾêп tɾáп ɗo tiêм fiℓℓeɾ ɢiá ɾẻ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất