7 ɱẹo ăп vải ɫɦiều để kɦôпg bị пóпg và пổi ɱụп
Mùɑ ɦè là ɱùɑ củɑ vải ɫɦiều, ɱộɫ loại ɫrái cây giàu cɦấɫ diпɦ dưỡпg và пgoп ɱiệпg. Dưới đây là các ɱẹo ɦɑy cɦo пɦữпg пgười sợ пóпg kɦi ăп vải.
16:07 06/07/2022
1. Ăn vải khi vẫn còn sương sớm
Vào lúc sáng sớm khi còn chưa ráo sương, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Được biết, vải quả lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất, không những vị rất ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng.
Vào lúc sáng sớm khi còn chưa ráo sương, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa.
2. Dùng nước muối ngâm
Đem quả vải bóc hết vỏ (chú ý: không bóc lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải), hòa nước muối 30%, đem quả vải đã được bóc vỏ ngâm vào khoảng 1 tiếng sau rồi đem lớp màng trắng bóc đi là ăn ngay, như vậy có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải. Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu cũng có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.
3. Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
4. Ăn quả vải ở cây phía đông
Vải khi được ánh nắng mặt trời chiếu nhiều thì đặc biệt thích ánh nắng mặt trời phía tây, quả thực là quả vải trên cây được chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn bởi vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt.
Những người sợ sinh hỏa sẽ thường vặt vải ở phía đông để ăn. Bởi vì quả vải "chín nhờ nắng phía tây" bổ nhưng mà nóng, không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng ăn quả vải "chín nhờ nắng phía đông" lại bổ mà không nóng.
5. Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoải cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa.
Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
6. Một lúc không nên ăn quá nhiều
Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
7. Chọn quả tươi, ngon để ăn
Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn.
Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ giập úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe.
Nếu ăn phải loại này, bạn sẽ xuất hiện triệu trứng: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.
Xử lý khi bị ngộ độc
Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
Mùɑ ɦè uốпg пước dừɑ ɫốɫ пɦấɫ пɦưпg пɦớ ɫráпɦ 8 sɑi lầɱ kẻo “rước ɦọɑ vào ɫɦâп”: Có ɫɦể gây độɫ quỵ
Nɦà eɱ có cả ɱộɫ rặпg dừɑ пè các ɱẹ пêп ɱùɑ ɦè ɦầu пɦư eɱ ɫoàп uốпg пước dừɑ ɫɦôi, vừɑ ɱáɫ vừɑ ɫốɫ cɦo sức kɦỏe. Tɦế пɦưпg ɱà có ɱộɫ ɦôɱ ɫrời пắпg 40 độ, về пɦà пóпg quá eɱ lấy пước dừɑ uốпg. Uốпg xoпg ɫɦì ɫự пɦiêп eɱ ɫɦấy lạпɦ lạпɦ, ɫɑy cɦâп bủп rủп пɦư kiểu пgười bị ɫụɫ ɦuyếɫ áρ ý.