7 thực phẩm ai cũng nghĩ là tốt, nhưng ăn nhiều dễ rước "tỉ thứ bệnh"

Chế độ ăn uống không cân bằng là nguyên nhân gây nhiều bệnh sức khỏe. Có rất nhiều thực phẩm tưởng chừng có lợi cho sức khỏe nhưng chúng lại hủy hoại dần dần cơ thể chúng ta.

22:32 08/03/2021

1. Nước hoa quả tươi

7 thực phẩm ai cũng nghĩ là tốt, nhưng ăn nhiều dễ rước "tỉ thứ bệnh" - 1

Trái cây là một thành phần quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bạn, và nước ép trái cây là biến thể được nhiều người sử dụng để thêm vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên, ở dạng lỏng, trái cây mất đi phần lớn các yếu tố tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như chất xơ – chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và béo phì. Hơn nữa, việc tiêu thụ nước trái cây không kiểm soát sẽ khiến tăng lượng đường trong cơ thể.

Nên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép. Khi ăn, có thể chỉ cần một trái cũng khiến bạn đủ no và thỏa mãn cơn thèm ngọt, trong khi để pha một ly nước thì bạn cần dùng đến vài trái một lần.

2. Sushi

7 thực phẩm ai cũng nghĩ là tốt, nhưng ăn nhiều dễ rước "tỉ thứ bệnh" - 2

Bản thân sushi không có hại. Tuy nhiên, các thành phần và phụ gia khác nhau trong sushi lại là nguyên nhân chính gây ra vấn đề. Ngày nay, có rất nhiều phụ gia được thêm vào sushi như sốt mayonnaise, phô mai kem, nước sốt và nhiều sản phẩm gây tranh cãi khác. Chúng làm tăng lượng calo dung nạp vào cơ thể, gây ra các vấn đề về cân nặng và béo phì.

3. Cá nuôi công nghiệp

7 thực phẩm ai cũng nghĩ là tốt, nhưng ăn nhiều dễ rước "tỉ thứ bệnh" - 3

Cá hoang dã là một nguồn giàu axit béo Omega-3 lành mạnh, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Hàm lượng Omega-3 phụ thuộc vào những gì cá ăn hằng ngày. Thật không may, những loại cá chúng ta mua ở siêu thị thường được nuôi công nghiệp, chúng thiếu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và chứa các chất phụ gia hóa học nên sẽ gây “tác dụng ngược” cho cơ thể.

4. Thực phẩm không có chất béo

Trong thế kỷ trước, chế độ ăn kiêng không chất béo đã bùng nổ mạnh mẽ. Tuy nhiên sau đó, các nhà sản xuất bắt đầu thay thế chất béo lành mạnh bàng đường đã qua chế biến để giữ được hương vị tự nhiên của sản phẩm. Vì vậy, thay vì có một món ăn nhẹ “có vẻ” lành mạnh, vô tình bạn đang tiêu thụ một quả “bom” đường trá hình theo đúng nghĩa. Các chuyên gia khuyên bạn nên chọn các sản phẩm từ sữa giàu protein và chất béo lành mạnh, như phô mai hoặc sữa chua Hy lạp.

5. Ngũ cốc

7 thực phẩm ai cũng nghĩ là tốt, nhưng ăn nhiều dễ rước "tỉ thứ bệnh" - 4

Ngũ cốc được coi là một giải pháp đơn giản cho bữa sáng lành mạnh và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải loại ngũ cốc nào cũng mang lại lợi ích như nhau. Phần lớn các loại trên thị trường hiện này đều là ngũ cốc tinh chế. Trong quá trình chế biến này, ngũ cốc sẽ mất đi một lượng đáng kể chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Chưa kể lượng đường được thêm vào ngũ cốc để làm cho chúng ngon hơn, hấp dẫn hơn đối với trẻ em sẽ tích lũy lại và gây hại cho cơ thể

Lượng đường trong cơ thể tích lũy cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, bệnh tim và béo phì. Thay vì ngũ cốc, hãy chọn các loại khác để thay thế như bột yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt - chúng chứa đủ chất xơ giúp bạn no lâu và tràn đầy năng lượng.

6. Bánh mì trắng

7 thực phẩm ai cũng nghĩ là tốt, nhưng ăn nhiều dễ rước "tỉ thứ bệnh" - 6

Bánh mì trắng là một sản phẩm khác được làm từ ngũ cốc tinh chế, vì vậy chúng thiếu chất dinh dưỡng và chất xơ lành mạnh. Chất xơ góp phần làm tăng cân khỏe mạnh, huyết áp tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Thực tế bánh mì trắng không có chất xơ, điều này được lý giải cho việc ăn nhiều bánh mì trắng sẽ khiến bạn phải đối mặt với các loại bệnh nêu trên.

Thay vì bánh mì trắng, hãy thay thế bằng bánh mì nguyên cám để có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhé.

7. Đậu nành

Đậu nành vừa có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, vừa gây hại cho hệ sinh thái. Cây đậu nành được cho là loại cây trồng độc canh có sức hủy diệt lớn, chúng sẽ cướp đi chất dinh dưỡng của đất và khiến đất bị tàn phá hoàn toàn. Hơn nữa, hầu hết các loại đậu nành được biến đổi gen, nên hầu như bạn không nhận được bất kỳ chất dinh dưỡng nào từ chúng.

Một vấn đề khác của đậu nành là trong đó có chứ nồng độ cao isoflavone, hoặc estrogen thực vật – “Thủ phạm” gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và gia tăng hoạt động của các hormone tuyến giáp, có thể dẫn đến giảm cân bất thường, đổ mồ hôi và u tuyến giáp.

Tags:
8 ɫɦực ρɦẩɱ 'ɫɾiệɫ ɦạ' ʋi ƙɦᴜẩп HP ɫɾoпց ɗạ ɗày, ɫɦườпց xᴜyêп ăп ᵭể ᵭẩy Ɩùi ɓệпɦ ᵭườпց ɾᴜộɫ

8 ɫɦực ρɦẩɱ "ɫɾiệɫ ɦạ" ʋi ƙɦᴜẩп HP ɫɾoпց ɗạ ɗày, ɫɦườпց xᴜyêп ăп ᵭể ᵭẩy Ɩùi ɓệпɦ ᵭườпց ɾᴜộɫ

Tɦườпց xᴜyêп sử ɗụпց пɦữпց Ɩoại ɫɦực ρɦẩɱ пày ցiúρ ᵭẩy Ɩùi ʋi ƙɦᴜẩп HP, ɓảo ʋệ sức ƙɦỏe củɑ ɗạ ɗày.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất