“Đi tìm” quyền lợi cho nam giới trong xã hội Nhật
Giữa đàn ông, phụ nữ, trẻ em và người già đều có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Mỗi người đều vác trên vai những khó khăn riêng mình trước áp lực của xã hội. Trong khi nữ giới được phần lớn truyền thông quan tâm vì chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới, người đàn ông phải cố gắng dùng sức “trâu bò” của mình mà gánh vác cả gia đình.
06:00 15/02/2018
Người đàn ông với vai trò là “trụ cột kinh tế ” của gia đình luôn phải gánh phần việc cực nhọc hơn so với phụ nữ. Xưa kia, bậc nam nhi đại trượng phu phải “đầu đội trời chân đạp đất” để có tên trong thiên hạ, còn nữ nhi thường tình lo việc bếp núc trong bếp.
Nguồn soha.vn
Ngày nay, đàn ông trong xã hội hiện đại không còn phải lo chuyện xứng danh với trời đất nữa. Thay vào đấy, họ phải lo công danh, sự nghiệp đủ yên bề gia thất là được. Trách nhiệm nghe qua có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng khó khăn gấp bội phần. Xã hội phát triển kéo theo áp lực vô hình dồn lên đôi vai “trụ cột” kia. Công việc ai cũng đều có mức độ áp lực khác nhau.
Tuy nhiên so với phụ nữ, người đàn ông không chia sẻ với bạn bè, người thân như nữ giới mà sẽ một mình nhận lấy những áp lực vô hình của xã hội. Nguyên nhân vì đàn ông thích những cách giải tỏa áp lực riêng không ảnh hưởng đến mọi người xunh quanh. Ở Nhật, nhân viên sau khi tan ca thường đến các quán Karaoke tụ tập hay nhậu nhẹt tại các quán ven đường, thậm chí đến cả những khu đèn đỏ.
Nguồn kenh14.vn
Có thể nói, đàn ông ở Nhật là những người chịu áp lực cao nhất bởi văn hóa công sở buộc họ phải thay đổi thành người của công việc. Họ luôn phải thường xuyên tăng ca để theo kịp tiến độ nên khi trở về nhà dường như không còn chút sức lực nào. Từ đấy, vai trò của người cha dần mờ nhạt trong mắt đứa trẻ. Một người đàn ông luôn phải lựa chọn giữa công danh sự nghiệp và gia đình. Họ bị chao đảo trong “guồng máy” định kiến của mọi người.
Trong quan niệm trên, nữ giới quan trọng gia đình, còn nam giới đặt sự nghiệp lên trên mà ít ai biết rằng người đàn ông cũng cần một chỗ dựa trong lúc khó khăn. Đa phần, nam giới Nhật bị cho là lạnh lùng, vô cảm nhưng ai biết bên trong họ cũng có rất nhiều cảm xúc khác nhau, nhất là lòng tự tôn của họ.
Nguồn vietnamnet.vn
Nữ giới Nhật độc thân thường chịu nhiều thành kiến dưới ánh nhìn của xã hội. Tuy nhiên, nữ giới có thể nhận được sự bao bọc của gia đình, và người đàn ông trong gia đình. Còn nam giới thường một mình tự chịu đựng những thương tổn.
Tuy nhiên, đa phần phụ nữ thời hiện đại cũng bắt đầu “dấn thân” vào xã hội tìm kiếm sự nghiệp cho riêng mình. Trong khi đó, nam giới Nhật vừa phải chịu áp lực công việc, vừa phải đảm đang việc nội trợ để phụ giúp gia đình. Nam giới Nhật có thể đánh giá cao khi có mức thu nhập ổn định tuy nhiên sẽ bị mất điểm khi không có một tài lẻ nào đấy hay không biết công việc nội trợ. Có câu “ không có nơi nào là yên ổn, chỉ là người nào chịu đựng giỏi hơn thôi”.
Nguồn: Japo.vn
Dấu hiệu tốt cho xã hội Nhật Bản – Những người thoát khỏi tình trạng NEET không muốn quay lại con đường cũ
Những người Nhật không đi làm hoặc học hành đã nói “Nếu bạn có việc làm, bạn sẽ thua cuộc” nhưng họ cảm thấy thế nào khi chính họ gia nhập lực lượng lao động?