“Âm thanh công chúa”… trong Toilet – Câu chuyện đằng sau phát minh không ai hiểu để làm gì

Đây là câu chuyện về một món đồ chơi có khả năng che đậy sự xấu hổ của phụ nữ khi đang “giải quyết nỗi buồn” trong Toilet.

07:00 28/10/2017

Phụ nữ Nhật nổi tiếng cầu kỳ, ra đường là phải trang điểm, ăn vận chỉn chu, nghiêm túc. Lúc nào họ cũng phải giữ gìn hình ảnh, ngay cả khi… đi vệ sinh.

Nguồn lifestyle.cfyc (Ảnh minh họa)

Bạn có xấu hổ không khi nghe thấy âm thanh của mình khi đang đi vệ sinh? Âm thanh khi “đi nhẹ” đã xấu hổ, âm thanh lúc “đi nặng” lại càng muốn độn thộ hơn nữa. Chính vì thế, nếu bạn hỏi phụ nữ Nhật câu hỏi này, họ nhất định sẽ trả lời là có.

Để giải quyết cho câu chuyện tế nhị trên, Runa – một hãng sản xuất đồ chơi của Nhật, có trụ sở tại Osaka đã phát minh ra món đồ tên là Ecohime. Đó là thiết bị cầm tay có khả năng phát ra tiếng xả nước, nhằm mục đích che đậy âm thanh tế nhị lúc đi vệ sinh.

 

Nước nhật - 日本

Nguồn www.japantrendshop

Vào thời điểm được phát hành, sản phẩm bán được 110,000 cái với giá mỗi cái là 1260 yên. Đây quả là thành công lớn cho một sản phẩm có vẻ vô dụng đối với những quốc gia khác nhưng lại cực kì hữu ích với người Nhật. Thậm chí sản phẩm này còn được trang trí bằng những hình dạng đáng yêu khác như Mèo Kitty màu hồng cho cô nàng cuồng sự dễ thương. Đây chính là một trong số những vật “bất ly thân” của con gái Nhật Bản.

Nguồn japantrendshop

Tiếp nối Ecohime, công ty thiết bị vệ sinh nổi tiếng TOTO cũng cho ra mắt thiết bị Otohime – “Âm thanh công chúa” với chức năng tương tự. Otohime có hai dạng, một loại tách rời với bồn cầu, được gắn trên tường nhà vệ sinh và kích hoạt bằng cách vẫy tay cảm ứng. Loại còn lại tích hợp chung với hệ thống nút bấm tiện lợi của những Toilet hiện đại mang thương hiệu Nhật Bản mà có lẽ các bạn ai cũng biết. Dường như trên thế giới chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc bán thiết bị trên.

Nguồn blog.gaijinpot.com

Mục đích của Otohime, ngoài che đậy sự xấu hổ cho phụ nữ Nhật trong khi đi vệ sinh, còn nhằm mục đích… tiết kiệm nước. Vì nếu như không có thiết bị, phụ nữ Nhật sẽ xả nước nhiều lần trong lúc đi vệ sinh để không chỉ người khác mà ngay cả bản thân cũng không phải nghe âm thanh tế nhị của chính mình. Thế nhưng, đáng buồn thay, một số nàng lại thích xả nước hơn sử dụng thiết bị.

Mời bạn theo dõi Clip sau để hiểu cách vận hành

Nghe có vẻ vui tai đấy nhưng mình lại thấy không thật sự cần thiết cho lắm

Sự xấu hổ “từ cố chí kim”

Không phải đến hôm nay người Nhật mới xấu hổ vì âm thanh “vô duyên” phát ra khi đi vệ sinh. Từ thế kỷ 19, họ đã chú ý và tìm mọi cách để che đậy nó. Một trong những dụng cụ đầu tiên có tên là Otokeshi-no Tsubo (Bình giấu âm). Đó là một chiếc bình bằng đồng bên trong có chứa nước. Khi gạt cần ở nắp bình, nước sẽ chảy dọc thân bình và thoát ra từ miệng con rồng bên dưới, tạo ra âm thanh róc rách. Tuy nhiên giá của chiếc bình khá cao và chỉ có giới thượng lưu mới có thể sử dụng.

Nguồn weirdasianews.com

Ngày nay, thiết bị Otohime đã có mặt ở hầu như tất cả nhà vệ sinh công cộng ở nước Nhật, do đó người Nhật không cần phải lo lắng về vấn đề này nữa.

Nguồn wiki.eanswers.com

Shigenori Yamaji – học giả người Nhật, đã từng xuất bản 3 quyển sách với chủ đề ” Người Nhật rất nhạy cảm với âm thanh”. Có lẽ vì lý do này mà phụ nữ Nhật mới ghét âm thanh tế nhị phát ra khi đi vệ sinh đến vậy.

Dựa trên ý tưởng về Otohime, gần đây Nissin cũng cho ra đời chiếc Nĩa loại bỏ định kiến về âm thanh húp mì, với cơ chế hoạt động tương tự.

Nguồn today.com

Bạn nghĩ thế nào về phát minh trên? Có khi nào bạn xấu hổ về âm thanh mình tạo ra khi đi Toilet không?

Mình biết một số người bạn Việt Nam có thể “xả bom” hay “ợ” thật to trước mặt người khác mà không hề cảm thấy ngượng ngùng. Tự nhiên như vậy cũng tốt cho sức khỏe, nhưng cũng nhờ xấu hổ bởi những điều nhỏ nhặt mà Nhật Bản mới trở thành quốc gia số một trong việc hướng tới một cuộc sống “siêu tiện lợi”.

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Tôi, cái Toilet và sự “xấu hổ” đối với người Nhật

Tôi, cái Toilet và sự “xấu hổ” đối với người Nhật

Tôi không biết là mình may mắn, hay là do số phận sắp đặt, nhưng hầu như từ lúc vừa bước ra trường cho đến thời điểm hiện tại, các công việc của tôi từng trải qua đều có liên quan đến đất nước và con người Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất