Bác sĩ ɱácɦ 'cɦiêu' cực ɦɑy giúρ coп đi ɫiêɱ ρɦòпg về kɦôпg bị sốɫ, 10 ɱẹ áρ dụпg ɫɦì cả 10 đều kɦeп пức пở, ɫiêɱ bɑo пɦiêu ɱũi cũпg пɦàп ɫêпɦ
1 tuần nữa là bé Nhím nhà em đủ tuổi tiêm phòng mũi 5in1 đầu tiên.
09:55 19/05/2022
1 tuần nữa là bé Nhím nhà em đủ tuổi tiêm phòng mũi 5in1 đầu tiên. Em nghe các mẹ chia sẻ cho con đi tiêm mũi này về thì xác định là bé sẽ sốt cao lắm, con bị đau nên quấy khóc rất nhiều. Em cũng "run" lắm vì nhà em có mình em chăm con thôi à, giờ mà con quấy sốt thì cả đêm thì nhọc cả mẹ lẫn con.
Hôm qua có chị hàng xóm sang chơi, em hỏi chị có cách nào giúp con đi tiêm về mà không bị sốt thì chị mách cho một chiêu cực hay, chị đã áp dụng cho 2 nhóc nhà chị ấy, đi tiêm về con không hề bị sốt đâu nhé! Chị ấy bảo đây là cách do lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa hướng dẫn nè!
Nghe chị nói mà em mừng như bắt được vàng. Mà cách này đơn giản, dễ làm lắm nhé. Hôm nay em chia sẻ cho các mẹ đây ạ.
Bài thuốc cực hay giúp trẻ không bị sốt khi đi tiêm phòng
Em có tìm hiểu về hiện tượng trẻ thường bị sốt sau khi tiêm phòng thì được biết, đây là hiện tượng bình thường do trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt, tại chỗ tiêm sưng, đỏ, cứng và đau. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, các phản ứng thường là nhẹ và sẽ hết 1 -3 ngày sau tiêm. Tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ sốt miên man, kéo dài rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Để phòng tránh hiện tượng trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng về, mẹ có thể áp dụng mẹo cực hay sau đây:
Trước hôm đi tiêm thì các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, nói chung ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con bú thật nhiều vào. Sau khi tiêm xong mẹ cũng ăn tía tô và tiếp tục cho con bú nhiều sữa mẹ để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt tẹo nào. Nếu mẹ nào không có sữa, cho con dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.
Cách này có hiệu quả rất tốt và đã được lương y Lê Xuân Hải, chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa giải thích như sau nhé: tía tô là một vị thuốc có tác dụng trừ phong hàn, giải cảm phong hàn, làm ra mồ hôi, hạ sốt và giải độc rất tốt. Đây là một kinh nghiệm dân gian rất đúng đã được khoa học chứng minh nên các mẹ cứ yên tâm thực hiện mà không phải lo lắng gì đâu.
Ngoài ra, em chia sẻ luôn cho các mẹ một số mẹo chăm sóc trẻ sau khi đi tiêm phòng về đây ạ, mẹ nào chuẩn bị cho con đi tiêm thì lưu lại ngay nhé!
Chườm mát vào chỗ tiêm của bé
Khi cho bé đi tiêm về, mẹ có thể lấy khăn sạch nhúng nước mát và chườm vào vết tiêm của bé. Cách này sẽ giúp ngăn chặn sưng tấy chỗ tiêm, tránh bị sốt rất hiệu quả.
Tuy nhiên mẹ lưu ý phải vệ sinh khăn làm mát thật sạch sẽ nhé. Mẹ có thể tham khảo cách sau: lấy khăn sữa sạch nhúng vào nước sôi, để nguội vắt khô rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30' lấy ra chườm lên vết tiêm của bé, đến khi khăn hết lạnh thì thôi, chia ra làm 4 lần như thế kể từ lúc đi tiêm về đến 12h đêm cùng ngày.
Giữ vết tiêm thông thoáng
Sau khi tiêm cho bé, bác sĩ sẽ dán 1 miếng băng cá nhân có tác dụng ngăn chảy máu từ vết tiêm và giữ vệ sinh khi bé đi trên đường và tránh việc con chạm tay vào vết thương dễ gây nhiễm trùng.
Và sau khi cho con về nhà, mẹ hãy tháo băng cá nhân này ra để vết tiêm được khô thoáng, nhanh chóng hồi phục lại nhé.
Mẹ không nên tắm cho con sau khi bé đi tiêm về
Sau khi tiêm xong, khu vực quanh vết tiêm nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng.
Hạ sốt đúng cách cho con
Sau khi cho bé đi tiêm về, mẹ hãy thường xuyên cặp nhiệt độ cho con. Mẹ chỉ nên hạ sốt cho bé khi con sốt từ 38,5 độ C trở lên. Mẹ đừng hạ sốt cho bé sớm quá vì đây không phải là cách phòng ngừa sốt cho trẻ tốt, đôi khi còn gây nguy hiểm cho con nữa đó ạ!
6 ɱẹo ɦɑy dâп giɑп để ɫrẻ sơ siпɦ ẵɱ ɫừ việп về пɦà dễ пuôi sổ sữɑ ɱɑu lớп.
Nɦữпg ɱẹo dâп giɑп giúρ bé ɦạп cɦế ɫìпɦ ɫrạпg kɦóc dạ đề, ɦɑy giậɫ ɱìпɦ lúc пgủ.