Bạn đã bao giờ mắc kẹt trong ranh giới “không thể và có thể” của người Nhật?

多分 (Tabun) – Có thể… Cụm từ mà nếu bạn có học tiếng Nhật chắc cũng nghe thấy rất nhiều lần.

06:30 24/06/2018

Thông thường, “có thể” được định nghĩa là một trạng thái không chắc chắn. Ví dụ bạn mời ai đó đến dự một buổi tiệc, khi được đáp lại bằng câu này có nghĩa là họ có thể đến, nhưng không chắc chắn và hoàn toàn có khả năng hủy hẹn.

Thế nhưng nếu hiểu như vậy ở Nhật, bạn rất có thể sẽ bị đánh giá là một người 空気読めない (kuuki yomenai) – không đọc được không khí, hay không biết đánh giá hoàn cảnh.

Đó không phải là vấn đề dịch thuật, mà là vấn đề thuộc về văn hóa.

 

À hihi, cũng không đến nỗi xoắn não vậy đâu, cùng tìm hiểu thứ nhé. (Ảnh Twitter)

Lý giải sự khác nhau trong văn hóa “không thể và có thể” giữa Nhật Bản và các quốc gia phương Tây.

Trong văn viết, mọi thứ phải được gọt tỉa sắc bén, không nên có một từ dư thừa nào, đặc biệt trong tin tức hoặc những bài bình luận thể hiện quan điểm của tác giả. Vì vậy, các từ mơ hồ như “có lẽ”, “có thể”, “có khả năng”,… thường được loại bỏ để tăng tính thuyết phục.

Có ai muốn đọc một bản tin chưa được xác minh, có ai tin vào lời lẽ của một người thậm chí còn không biết lời họ nói ra (viết ra) có đúng hay không?

Nếu bạn từng viết một bài luận bằng tiếng Anh, chắc chắn các giáo viên cũng đã dạy bạn phải lập luận thật chặt chẽ, sử dụng từ ngữ tự tin trước khi đưa ra kết luận. Nhờ đó mà bài viết của bạn sẽ có tính thuyết phục hơn.

Thế nhưng ở  Nhật, mọi thứ bạn biết đều trái ngược, giống như trong một câu phải đặt động từ sau đuôi thay vì sau chủ ngữ vậy, thật khó hiểu !!!

 

Ảnh YouTube

Người Nhật, trái lại, cực kỳ thích sự không chắc chắn.

Ngay cả câu khẳng định của họ cũng không hoàn toàn là khẳng định. Những lời lẽ tự tin, ngạo mạn, không biết là có chính xác hay không, thường không được đánh giá cao. Cái người Nhật thực sự quan tâm là sự đồng thuận.

Ngoài ra, sự không chắc chắn trong câu nói của họ cũng là một cách để cứu lấy thể diện của ai đó khi rơi vào tình huống không lường trước.

Vì vậy bạn thường cảm thấy không thể tin 100% vào những câu khẳng định thông thường của người Nhật, chính vì họ thích thêm những từ như Tabun vào câu. Tuy nhiên cũng câu này nếu diễn theo cách diễn đạt của người Mỹ sẽ là một thực tế đã được xác minh.

 

Ảnh Talko

Ví dụ:

Người Mỹ nói : “Cuộc họp có lẽ sẽ bị hủy” (cũng có thể nó sẽ không bị hủy)

Người Nhật nói : “Cuộc họp có lẽ sẽ bị hủy” (họ đã hủy cuộc họp và quyết định dời sang một ngày khác rồi). Trong trường hợp này nếu nói theo kiểu Mỹ sẽ là “Chúng tôi đã hủy cuộc họp”.

Về phương diện “giữ thể diện”, đây là một phần thường trực trong cách đối nhân xử thế của người Nhật, họ không muốn làm người khác xấu hổ, và hơn hết, không muốn bản thân mất mặt.

Cho dù đang ở trong một cuộc tranh luận nảy lửa, tất cả lời nói của bạn đều phải để ngỏ một cánh cửa, đường lui cho người khác, cũng như cho chính mình. Cách tốt nhất, hãy nói “có thể…”.

Từ chối một ai đó trực tiếp là điều cấm kỵ ở Nhật, vì thế mọi người có xu hướng “nói bóng nói gió” và để đối phương tự hiểu.

“Thôi chết, có thể đồng nghiệp của anh sẽ rất bận và có thêm nhiều việc nếu anh về sớm hôm nay, nhỉ” —> “Tốt nhất anh đừng bao giờ nghĩ đến việc về sớm”.

 

Ảnh フランス++

Bẫy “không thể và có thể” ở Nhật Bản.

Là một người nước ngoài sống ở Nhật, bạn đã bao giờ cảm thấy như bị mắc lừa vào cái bẫy mơ hồ trong cách nói của người Nhật.

Theo dõi một số ví dụ sau và bạn có thể nhận ra cái bẫy “không thể và có thể” sẽ đưa bạn đến những lời đồng ý thụ động đến mức nào.

Sếp người Nhật : “Tối thứ 3 này anh có rảnh không ?”

Tôi : “Dạ có thưa sếp”

Sếp : “Anh có thể ở lại công ty một lát để training cho người mới không?”

Tôi: “À vâng, tôi sẽ làm”.

Sếp: “Có thể sẽ có đến 3 người, vì vậy có thể sẽ mất hơn 1 tiếng rưỡi đó. Rất xin lỗi vì làm phiền anh”.

Tôi: “Không sao, 1 tiếng rưỡi không thành vấn đề ạ”

Sếp: “Công ty đang thiếu nhân lực, vì thế nếu anh rảnh vào tối thứ 3, có thể họ sẽ muốn được anh huấn luyện vào mỗi tối thứ 3, ý anh thế nào?”

Tôi: “Ờ…sếp muốn tôi huấn luyện nhân viên mới 1 tiếng rưỡi mỗi tối thứ 3, từ đây đến hết tháng ạ”.

(Đến tận lúc này thì âm mưu của sếp mới lộ)

Sếp : “Vâng, cảm ơn anh, anh đã giúp đỡ cho tôi và công ty này rất nhiều đấy”

(Và sau câu này chắc là không cần nói thêm điều gì nữa…)

Làm gì có chuyện có thể trùng hợp vậy, sếp chắc chắn đã lên kế hoạch cả rồi, có khi đã book lịch hẹn với 3 nhân viên kia rồi mới hỏi ý kiến của tôi ấy chứ…

 

Ảnh http://tirimotumoruzo.com/?p=2086

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một số trường hợp, “có thể” cũng có nghĩa là “có thể”. Bạn có vẻ bị rối rồi nhỉ, hãy cùng đi vào ví dụ nhé.

Một lần, tôi được thông báo rằng chuyến xe bus cho buổi dã ngoại “có thể” sẽ rời đi lúc 9 giờ 30. Tôi quá rành cái vụ có thể này rồi, vì thế tôi lúc nào cũng chú ý đến đồng hồ để không bị hố giờ.

Lúc 9 giờ 15, một đồng nghiệp đến hỏi tôi rằng vì hôm nay có dã ngoại nên có lẽ là giờ tôi đang rảnh lắm.

“Tôi có buổi dã ngoại hôm nay” – Tôi đáp lại một cách chắc chắn.

“À, có lẽ anh đến đó bằng xe hơi?” – Anh ta đáp

“Không không, tôi đi bằng xe bus, chắc giờ tôi nên đi rồi nhỉ”

“Có thể…Tôi chỉ bảo rằng có thể…xe bus đã đi rồi đấy”.

“Nhưng người ta bảo tôi có thể sẽ đi lúc 9 giờ 30 mà” – Tôi hoang mang tột độ.

“Thì có thể thôi mà” – Anh chàng đồng nghiệp đắc thắng.

Đúng vậy, và chiếc xe đã đi thật…

 

Ảnh ForzaXboxヾ

Giao tiếp ở Nhật đôi khi khó hiểu vậy đó, dù rằng bạn tự tin bạn hiểu được tất cả những gì người Nhật đang nói, nhưng bạn không hiểu được mục đích thật sự của họ đâu.

Vì vậy bên cạnh học tiếng Nhật, hãy chăm chỉ học văn hóa giao tiếp của người Nhật nữa nhé.

 

Ảnh http://xn--6or53mjnhmsjnxwt0r.com/archives/117.html

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Du khách người Nhật gửi thư cảm ơn Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế

Du khách người Nhật gửi thư cảm ơn Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế

Du khách cảm ơn tinh thần và trách nhiệm của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế khi đã nhanh chóng tìm lại tài sản thất lạc của mình.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất