Bán nhà cho con mua nhà ở Mỹ, cặp vợ chồng phải vào viện dưỡng lão
Cho con tiền mua nhà ở Mỹ, ông Wang (Trung Quốc) và vợ dần dần không thể thuê nổi nhà ở quê mình, buộc phải vào nhà dưỡng lão.
08:12 23/02/2023
Ông Wang (82 tuổi, Hàng Châu, Chiết Giang) là cựu giám đốc của một công ty thực phẩm. Khi còn trẻ, ông thành thạo 4 ngôn ngữ và có nhiều công trình nghiên cứu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Con gái duy nhất của ông định cư tại Mỹ.
Ảnh minh họa: Unsplash
Đầu năm 2007, con gái ông muốn mua một căn nhà ở Mỹ, nhưng điều kiện kinh tế khó khăn. Nghĩ cũng chẳng còn sống được bao lâu, hai vợ chồng ông bán căn nhà duy nhất để hỗ trợ con gái.
Bắt đầu từ lúc đó, họ phải ở nhà thuê, và cứ mỗi hai năm lại phải đổi nhà một lần. Năm ông Wang 80 tuổi, việc thuê nhà đã trở nên khó khăn hơn. Ông và vợ đã đi nhiều tỉnh thành khác nhau khắp Trung Quốc nhưng đều nhận cái lắc đầu từ chối. Những vị chủ nhà lo sợ ông bà không có đủ tiền để duy trì chi phí, và hơn hết là những điều không may xảy ra đối với sức khỏe của ông bà.
Một thời gian, con gái của ông bà Wang đã xin thẻ xanh để bố mẹ sinh sống ở Mỹ. Tuy nhiên, chưa đầy nửa năm, hai vợ chồng già đã phải về lại quê hương vì không thể thích nghi được.
Từng có hơn 4 tháng trời hai vợ chồng sống như người vô gia cư, nhưng không dám cho con gái biết. Cuối cùng, tôi và vợ buộc phải chọn viện dưỡng lão để ở", giọng nói của ông Wang thoáng buồn.
Họ hài lòng với viện dưỡng lão. Điều duy nhất hai vợ chồng không ưng ý là thức ăn ở đây. Trong viện dưỡng lão có nội quy không được nấu ăn, đồ ăn được bán ở căng tin. Điều này làm họ đôi chút chạnh lòng nhớ lại cuộc sống tự do bên ngoài, ông Wang thích nấu cho vợ món thịt thăn om đậu.
"Việc học cách kết nối lại với những người xung quanh rất khó, đôi khi họ còn trách chúng tôi nhu nhược vì quá thương con. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, chỉ cần con cần, chúng tôi có thể lo mọi thứ cho con", ông Wang nói.
Theo ông Ling, quản lý của viện dưỡng lão Hàng Châu, đa số những người vào viện dưỡng lão đều có tâm lý thương con. Nhiều người khi đã vào đây vẫn lấy tiền tiết kiệm của mình để đầu tư vào cổ phiếu hoặc các dự án kinh doanh, bất động sản... để có tiền giúp đỡ con. Tuy nhiên, họ thường hay bị lừa mất hết.
"Ông Wang may mắn vì còn có vợ. Trong viện dưỡng lão, rất nhiều người cảm thấy cô đơn dù có nhiều bạn già xung quanh. Vấn đề lớn nhất của những người ở đây là hòa nhập vì người già thường trái tính trái nết và nỗi buồn luôn thường trực", ông Ling cho biết.
Viethome (theo VnExpress)
Ảo tưởng 'người nhiều bằng cấp phải làm việc cao sang'
Có người ôm lấy tấm bằng đại học bám trụ ở thành thị để kiếm 8 triệu đồng/tháng, chứ không chịu sang Australia hái nho thu nhập 3 triệu đồng/ngày.