Bạn sẽ được những gì và trải qua hay mất những gì sống tại Mỹ được 40 năm?

Tôi vừa nhận ra rằng mình đã định cư ở Mỹ được 40 năm. Nếu vào năm 1975 tôi ở lại quê hương thì tôi sẽ biết được con cháu và người thân của mình đang sinh sống ra sao? Và tôi cũng tự hỏi với khoảng thừoi gian sống xa quê tôi đã được những gì và mất gì?

09:31 22/08/2022

Định cư Mỹ được nhiều năm như vậy thì tôi cũng đã cố gắng rất nhiều để quên đi quá khứ của mình để có thể phấn đấu cho hiện tại và tương lai sau này. Và có vẻ như tôi đã cố gắng nhiều quá thì phải, nên có lúc quên luôn cả tên thật của mình, buồn cười hơn là quên đi bản thân mình là ai.

40 năm định cư Mỹ được gì và mất gì

Những ngày hưu trí, đặc biệt sau khi Tổng Thống Clinton bỏ lệnh cấm vận, thì vợ chồng tôi mừng rỡ quay về thăm lại quê hương, gia đình và bạn bè. Cũng từ đây thì quá khứ bắt đầu ùa về và điều mà tôi nhận ra để trả lời cho câu hỏi của mình ở trên là tôi đã đạt được gì và đã đánh mất gì. Lúc về thăm quê hương thì tôi đã cảm nhận được cuộc sống của ngừoi thân ở đây, và nếu như tôi ở lại thì chắc là bây giờ cuộc sống của tôi cũng giống họ. Kể ra thì thật là xấu hổ, lúc về thăm quê thì tôi thật sự rất vui, nhưng khi lên máy bay về định cư ở Mỹ thì tôi lại thấy mình may mắn hơn vì đã có cuộc sống khá là ổn định nơi đất khách quê người

Tôi vẫn nhớ khoảng thời gian làm thầy giáo, viết văn và làm sách ở Sài Gòn. Thời tuổi trẻ tôi cũng nhiều lý tưởng, nên đã theo các đàn anh Giáo Sư Nguyễn Văn Bông và GS Nguyễn Ngọc Huy chống đối chánh phủ, mong muốn một chế độ tốt hơn cho quê hương. Nhưng bây giờ thì thời ấy đã qua rồi, nó chỉ còn là quá khứ mà thôi.. Và tất nhiên tôi phải cố gắng quên đi quá khứ đó để bắt đầu cho hành trình tìm kiếm một cuộc sống mới. Những bạn cũ như Hoàng Ngọc Biên và Nguyễn Xuân Hoàng, mà tôi may mắn gặp lại lúc đến Cali, bọn họ có vẻ rất ngạc nhiên về sự thay đổi của tôi. Và đó cũng chính là lúc mà tôi nhận ra mình đã thực sự khác, khác rất nhiều, và tôi đã bỏ được cái quá khứ oanh liệt đó rồi.

Định cư Mỹ được nhiều năm như vậy thì tôi cũng đã cố gắng rất nhiều để quên đi quá khứ của mình để có thể phấn đấu cho hiện tại và tương lai sau này

Qua định cư Mỹ thì đa số các bạn của tôi vẫn còn làm nghề làm báo tiếng Việt, viết văn, dịch sách, và liên hệ với giới văn nghệ hải ngoại. Và họ giờ đây đã được nhiều ngừơi biết đến. Tôi thấy họ có một điều rất hay là họ vẫn sống như vậy. còn tôi thì tôi đã bỏ cuộc, tôi không sống như một ngừoi Việt lúc còn ở Sài Gòn nữa, thay vào đó tôi đã thay đổi và tập thích nghi dần với cuộc sống bên đây, tôi sống như một ngừoi Mỹ trung bình. Ai cũng có quyền chọn cho mình cách sống riêng mà có phải vậy không.

Quyết định từ bỏ quá khứ của tôi không phải là một điều dễ dàng. Nó đồng nghĩa với việc  bỏ hết những gì làm nên giá trị cá nhân mình trong quá khứ.  Lúc sống ở Sài Gòn, đi đâu người ta cũng chào hỏi, thưa Thầy. Đi đâu cũng có người nhận ra tôi, là ông Quê Hương Mến Yêu, là chương trình TV tôi làm MC. Đi đâu người ta cũng nói về sách vở, và nhà xuất bạn Trẻ do tôi chủ trương.

Tôi càn cố gắng nhớ về quá khứ thiì như có cái gì đó là rào cản trong tôi. Tôi càng nhớ lại càng đau lòng. Nhưng tôi vẫn rang cố nhớ về 40 năm trước, và tôi muốn cố nhớ để mình sẽ không hẳn là mất đi cái quá khứ, tôi cố giữu cho mình mộy chút gì đó gọi là hoài niệm chăng?

40 năm trước khi chúng tôi vừa đặt chân đến định cư ở Mỹ tôi cũng ở trong chính tâm trạng này, muốn quên đi quá khứ mà không được. và đã mất 7 năm thì tôi mới có thể có tinh thần để vượt  qua và cố gắng cho tương lai. Chúng tôi may mắn đến Mỹ rất sớm. Chúng tôi thuộc đợt người Việt Nam đầu tiên đến New York vào năm 1975.  Sài Gòn mất  (được giải phóng) ngày 30 tháng Tư. Ngày 2 tháng 5 chúng tôi đã có mặt ở New York.

Quyết định từ bỏ quá khứ của tôi không phải là một điều dễ dàng

Vợ tôi làm việc cho ngân hàng Chase Manhattan ở Sài Gòn. Chase đã gởi một phó Giám Đốc ở Bangkok qua Sài Gòn đưa tất cả nhân viên ở đây di tản. Từ Sài Gòn chúng tôi bay qua phi trường Clark bên Phi Luật Tân, từ đó đi Guam, California, và rốt cuộc New York.  Nếu không có ngân hàng Chase giúp đỡ, cuộc đời tôi sẽ khổ lắm.

Lúc chúng tôi đến, điều khó khăn và buồn nhất chính là chưa có cộng đồng ngừoi Việt Nam nào. Nên vừa nhớ quê vừa lạc lõng. Không như bây giừo, các bạn đã có thế hệ ở đây trước nên lúc qua bên này sinh sống thiì đã dễ dàng hơn rất nhiều, bạn được hướng dẫn nhiều thứ từ sinh hoạt đến cuộc sống. Khi chúng tôi đến, phải gần 2 tháng sau một người Việt Nam mới khám phá được nơi bán nước mắm, và gạo. Cô đã thông báo cho cả đoàn biết. Ai cũng vui mừng vì đỡ phải vất vả, dù chỉ là một chút ít.

Ai sponsor (bảo trợ) cho nhân viên Chase? Chính nhà băng (ngân hàng) Chase bảo trợ. Chase đề cử một số nhân viên có chức quyền trong ngân hàng, mỗi người làm host (chủ nhà) đón nhận một gia đình nhân viên từ Sài Gòn.

“Host”  giống như một chủ nhà tiếp đãi khách.  Host đã giúp chúng tôi rất nhiều trong khi mới đặt chân vào sinh sống ở một đất nước phát triển như Hoa Kỳ. Chúng tôi được hướng dẫn rất nhiều mặt, họ giúp chúng tôi hiểu và hội nhập. Có nghĩa là giúp chúng tôi hiểu văn hóa, và tổ chức xã hội ở đây, cũng như hiểu một số kỹ năng để sống tự lập ở một nơi có nền văn hóa khác hoàn toàn.

Như trên đã nói mấy tháng sau khi đến New York, một nhân viên Chase đã tìm được nơi bán gạo và nước mắm. Vợ chồng tôi ở rất xa thành phố. Muốn đi New York, chúng tôi phải đi xe lửa, xong lấy xe điện ngầm (Subway), xong đi bộ xa xôi mới mua được chai nước mắm đầu tiên. Nhân cơ hội host đi vắng, vợ chồng tôi nấu cơm, luộc hột gà (không biết hột vịt bán ở đâu) dầm nước mắm, ăn ngon quá. Qua được mấy tháng mà giờ chúng tôi mới thực sự ăn được một bữa cơm tuy đạm bạc nhưng rất ngon.

  Host đã giúp chúng tôi rất nhiều trong khi mới đặt chân vào sinh sống ở một đất nước phát triển như Hoa Kỳ.

Mấy tháng đầu tiên sống ở Mỹ tôi suốt ngày ngồi xem TV để tự học tiếng Mỹ. Host nói gì tôi cũng không hiểu. Tôi nói gì host cũng đoán chừng ý tôi thôi, lúc đúng lúc sai. Vợ tôi đã từng làm việc cho ngân hàng Chase ở Sài Gòn, nên tiếng Mỹ giỏi hơn tôi.

Ngoài ra ngừoi Mỹ rất hiếu khách. Họ thật tình thương và giúp đỡ người Việt Nam mình hội nhập và thích nghi với xã hội mới.

Tags:
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ liên tục rước 'vợ bé' về dinh, bà Hoàng Lê Diệp Thảo bất ngờ nói 1 câu sâu cay

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ liên tục rước 'vợ bé' về dinh, bà Hoàng Lê Diệp Thảo bất ngờ nói 1 câu sâu cay

Không còn đăng tải những dòng trạng thái đầy tâm trạng sau khi ly hôn, bà Hoàng Lê Diệp Thảo tích cực xây dựng hình ảnh một “nữ cường nhân” đầy bản lĩnh trên thương trường cũng như cuộc sống cá nhân.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất