Bé Gái 8 Tɦáпg Tuổi Bị Bại Não Vì Ôпg Bà Nội Bế Trêп Tɑy Ruпg Lắc Cɦo Cɦáu Ngủ Troпg Mộɫ Tɦời Giɑп Dài
Mặc dù ɱẹ củɑ bé gái đã пɦiều lầп ρɦảп đối việc ruпg lắc пày, пɦưпg ôпg bà пội vẫп quyếɫ làɱ ɫɦeo "kiпɦ пgɦiệɱ пgàп пăɱ".
00:51 08/04/2021
Lần đầu làm mẹ, chắc hẳn các bà mẹ đều cảm thấy rất lúng túng. Từ việc cho con bú đến việc thay quần áo, tắm rửa cho con rồi cho con ngủ, tất cả mọi thứ cứ rối tung rối mù. Đặc biệt, chuyện cho con ngủ tưởng không khó, ai ngờ lại khó không tưởng. Bởi có bé thì chỉ ngủ khi được bế, có bé thì phải vừa ngậm ti vừa ngủ. Tuy nhiên, với lượng thông tin lớn từ sách báo, internet và sự tư vấn từ các chuyên gia, các cha mẹ đã có nhiều sự lựa chọn về phương pháp cho con ngủ.
Tuy nhiên, một bà mẹ Trung Quốc tên là Tiểu Văn lại phải ở trong tình huống khó xử khi chị luôn muốn nuôi con theo phương pháp hiện đại, còn bố mẹ chồng lại muốn chăm cháu theo kiểu truyền thống.
Được biết, Tiểu Văn vừa hạ sinh một bé gái dễ thương. Sự xuất hiện của thành viên mới này đã khiến cả nhà ngập tràn hạnh phúc. Tuy nhiên, bố mẹ chồng của Tiểu Văn thích bế cháu trên tay và lắc lư liên tục để cháu dễ ngủ. Trong khi đó, bà mẹ trẻ này lại phản đối kịch liệt việc này.
Chị đưa sách và báo chí đọc cho ông bà nghe về những tác hại của việc rung lắc trên trẻ sơ sinh. Thế nhưng mẹ chồng lại gạt đi và nói rằng hồi nhỏ bà cũng chăm con trai như thế có làm sao đâu. Với lại có đứa trẻ nào mà lại không thích được đung đưa. Từ ngàn năm nay mọi người vẫn dỗ con như thế, tại sao bây giờ lại cấm đoán.
Bố mẹ chồng chị Tiểu Văn thường xuyên dỗ cháu ngủ bằng cách bế trên tay và rung lắc lư liên tục (Ảnh minh họa).
Nghe mẹ chồng nói có lý, nên cả chồng và bố chồng của Tiểu Văn đều đứng về phía bà. Quá bất lực, chị đành phải buông xuôi không can thiệp vào chuyện cho cháu ngủ của ông bà nữa.
Nhưng khi con gái được 8 tháng tuổi, bỗng một ngày, Tiểu Văn phát hiện con mình không có phản ứng, cơ thể lúc thì cứng ngắc không cử động được, lúc thì mềm nhũn như sợi bún. Vội vã đưa con đến bệnh viện, bà mẹ trẻ “chết lặng” khi nghe bác sĩ thông báo đứa trẻ bị bại não. Việc này có liên quan đến vấn đề rung lắc trong thời gian dài.
Vì sao rung lắc trẻ sơ sinh lại cực kỳ nguy hiểm?
Theo các bác sĩ, hội chứng rung lắc trẻ (Shaken baby syndrome – SBS) còn gọi là tổn thương não lạm dụng (abusive head trauma – AHT), là một hội chứng hay gặp, có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu bị tổn thương não nặng.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh đến 8 tháng. Trong lứa tuổi này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể. Trong khi đó, não bộ lại chưa phát triển nhiều, còn đang nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Cho nên khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên, gây ra các tổn thương cho các mạch máu trong não.
Điều đáng lo ngại nhất là người lớn thường không biết trẻ đã bị tổn thương vì rung lắc mạnh do chính mình gây ra (Ảnh minh họa).
Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là người lớn thường không biết trẻ đã bị tổn thương vì rung lắc mạnh do chính mình gây ra. Vì vậy, nhiều trường hợp trẻ đã bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục bị “tra tấn” bởi các lần rung lắc mạnh tiếp theo khiến não của trẻ bị tổn thương ngày càng nặng hơn.
Chưa kể, cơ và dây chằng cổ của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ. Việc rung lắc mạnh trong thời gian dài còn có thể gây chấn thương cổ của trẻ em.
Vậy phải làm thế nào để dỗ con ngủ?
Mặc dù đứa trẻ nào cũng thích được đung đưa nhè nhẹ, song không vì thế mà cha mẹ lại chiều con bằng cách lắc lư để con nhanh ngủ, hay tung hứng để con cười.
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, để đưa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào giấc ngủ dễ dàng cha mẹ hãy làm một số việc sau:
– Vuốt ve nhẹ nhàng: vỗ mông, xoa lưng hay xoa đầu sẽ tạo nên cảm giác dễ chịu, giúp trẻ ổn định cảm xúc và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
– Tạo môi trường ngủ tốt: Nhiều cha mẹ lo lắng con sợ bóng tối nên luôn bật đèn trong khi con ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ đã ổn định về mặt cảm xúc thì môi trường tối lại có lợi cho giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, nếu muốn bạn có thể mua một chiếc đèn ngủ có ánh sáng yếu và màu ấm đặt ở trong phòng ngủ cho con.
– Nghe nhạc trước khi đi ngủ: Cha mẹ đừng đánh giá thấp vai trò của âm nhạc trước khi đi ngủ, bởi chỉ cần âm nhạc đủ êm dịu cũng khiến trẻ dễ ngủ. Về lâu dài, âm nhạc như là một tín hiệu báo đến giờ đi ngủ. Khi nhạc được bật lên, não của trẻ bắt được tín hiệu và điều chỉnh cơ thể về chế độ nghỉ ngơi và trẻ sẽ buồn ngủ gần như ngay lập tức.
8 ɱóп пêп ăп vào buổi sáпg ɫɦɑy ɫɦế xôi, búп, ρɦở пếu ɱuốп ɫăпg 10 пăɱ ɫuổi ɫɦọ
Người Việɫ Nɑɱ ɫɦườпg có ɫɦói queп ăп đồ пước vào buổi sáпg vì ɦươпg vị, dễ ăп пɦư ρɦở, búп, ɱiếп пɦưпg bạп có biếɫ пếu ăп quá пɦiều cɑc ɱóп пɦư xôi, búп, ρɦở vào buổi sáпg sức kɦỏe củɑ cɦúпg ɫɑ có ɫɦể bị ɫàп̴ ̴ ̴ρ̴ɦá rấɫ пɦɑпɦ.