Bé ɫrɑi đi bộ đếп ɫrườпg ɫừ 5 giờ sáпg cɦậρ cɦoạпg, bố vẫп dõi ɫɦeo dù cácɦ xɑ 800kɱ
5 giờ sáng, mặt trời còn chưa ló dạng, cậu học sinh đã tự thức dậy làm vệ sinh cá nhân.
12:42 05/04/2022
Sau khi tắm rửa xong, cậu bé cầm cặp sách, đóng cửa, bật đèn pin rồi đi bộ đến trường học cách đó 15 km. Bạn đồng hành là hai chú chó con quanh quẩn bên chân. Con đường quê vắng vẻ, chỉ nghe tiếng bước chân thật đều.
Hình ảnh cậu bé Teng phải rời nhà từ sớm khiến nhiều người suy nghĩ về điều kiện học tập quá khó khăn của thế hệ trẻ em nghèo tại Trung Quốc (Nguồn Xinhua)
Trước khi rời nhà, cậu bé nhìn vào camera giám sát. Ở đầu bên kia là bố cậu cũng thức dậy sớm để trông chừng con đi học, cách nhà 800km. Anh không khỏi ngậm ngùi khi thấy con nhìn vào màn hình, dường như đó là thần giao cách cảm giữa hai cha con. Anh chưa bao giờ nói với đứa trẻ rằng cũng như con trai, đều đặn hàng ngày anh đều thức giấc, chỉ để đảm bảo rằng con đi học an toán.
Đứa trẻ 11 tuổi vẫn đang là học sinh lớp 5. Trong hoàn cảnh bình thường thì cha mẹ chuẩn bị ba bữa ăn một ngày, và gia đình sẽ đưa đón mỗi ngày. Nhưng có em lại không may mắn như vậy, bố mẹ đi làm xa vạn dặm, không có bố mẹ đi cùng, nhà cách trường hơn chục cây số, một mình phải đi học, chỉ vì cái nghéo.
Cậu bé Xiao Teng đến từ huyện Định Nam, tỉnh Giang Tây, là một trong số hàng ngàn đứa trẻ phải xa cha mẹ ở Trung Quốc. Những đứa trẻ này phải tự lo lấy đủ thứ, trong khi cha mẹ lên thành phố kiếm sống, gửi tiền về cho ông bà nuôi con. Đoạn video sau khi bố em đăng tải lên mạng và nhận được hàng triệu lượt xem và bình luận.
Trời chưa sáng cậu bé đã rời nhà (Nguồn Xinhua)
Trên đường đi bộ đến trường 15km, không có ai đi cùng, chỉ có hai chú chó con, đứa trẻ bình thường có lẽ sợ khiếp vía. Theo anh Chen, cha của Xiao Teng, không có trường cấp 1 trong làng, hành trình đến trường của cậu gồm ba phần: đi bộ từ nhà 4 km, đi xe buýt 11 km và đi bộ thêm một đoạn ngắn nữa là đến trường. Ngôi làng nơi cậu bé sinh sống thuộc huyện Định Nam, tỉnh Giang Tây, nhưng cậu lại đi học ở huyện Hòa Bình, tỉnh Quảng Đông, tức là phải đi từ tỉnh này sang tỉnh nọ, thật không dễ dàng chút nào. Thực lòng mà nói, điều này khiến mọi người cảm thấy hơi xót xa khi đứa trẻ còn quá nhỏ và phải đi học một mình như vậy. Cha của Xiao Teng cho biết, nhìn con đi học một mình qua giám sát, anh cảm thấy rất buồn. Nếu khả năng cho phép, anh nhất định sẽ hàng ngày đưa con đến trường.
Chỉ có hai chú cún cưng đi theo cậu bé đoạn đầu (Nguồn Xinhua)
Đúng vậy, trên đời, cha mẹ nào mà không thương con? Tuy nhiên, để mưu sinh, không biết bao nhiêu người đã bỏ quê, đi kiếm kế sinh nhai ở xa, bỏ con cái cho người già chăm sóc. Nhưng ông bà cũng già cả, chân yếu mắt mờ, không phải lúc nào cũng đưa đón cháu đi học được. Đây là lý do tại sao Xiao Teng phải đến trường một mình.
Những đứa trẻ không có cha mẹ đồng hành phải tự mình lớn lên (Nguồn Xinhua)
Trên thực tế, vẫn có những đứa trẻ ngoài đời được đưa đón bằng ô tô hạng sang, được gia đình tháp tùng. Nhưng cũng có những đứa trẻ sinh ra đã gặp khó từ vạch xuất phát, không những không có cha mẹ bên cạnh mà còn phải tự mình làm tất cả mọi thứ. Những đứa trẻ ấy chiếm phần lớn trong cuộc sống này. Cũng giống như cậu bé Xiao Teng thức dậy từ lúc 5 giờ sáng, đi đến trường là 15 cây số. Tình huống này có thể khiến một số cư dân mạng cảm thấy khó tin, nhưng tình trạng này tương đối phổ biến ở nhiều vùng núi hẻo lánh. Nhiều thôn, bản chỉ có lớp 1 đến lớp 3, lớp 4 đến lớp 6 phải đến trường tiểu học thị trấn để học. Nếu đường quá xa, hoặc bố mẹ các em đi làm, những đứa trẻ này sẽ phải sống nội trú ở trường, hoặc ở trọ nhà người thân.
Áp lực kinh tế khiến bố mẹ Xiao Teng không thể ở gần con (Nguồn Xinhua)
Con cái được cha mẹ đồng hành là hạnh phúc, con cái không được cha mẹ đi cùng phải lựa chọn cách mạnh mẽ, tự mình đối mặt với khó khăn trong cuộc sống và học tập. Nhiều bậc cha mẹ dù thương con cũng bất lực tong tâm. Không tìm được việc làm phù hợp ở quê, lại phải đi xa, việc lo cho các con khôn lớn, học hành khó khăn là vấn đề nan giải khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Mức sống ngày càng cao, và cũng vì tương lai con, họ chọn xa con lên thành phố mưu sinh. Nhưng con trẻ chỉ có thể lớn lên khỏe mạnh và tiến bộ trong học tập khi không còn gánh nặng tâm lý và đi lại nhẹ nhàng. Nếu lâu ngày không được cha mẹ đồng hành, con sẽ luôn cảm thấy tủi thân, nói gì đến sự trưởng thành và học tập. Có một nền tảng và môi trường phát triển tốt và được yêu thương từ thời thơ ấu có thể tạo ra một nhân cách tốt; ngược lại, rất khó để nuôi dưỡng một nhân cách tốt trong một thời thơ ấu thiếu tình yêu thương hoặc sống trong một môi trường bị kìm nén. Những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau, ngay cả khi chúng nhạy bén, mạnh mẽ và độc lập, cũng không có nhiều cảm giác an toàn. Để trẻ có được tâm lý vững vàng và khả năng chịu đựng áp lực thì không thể thiếu sự đồng hành của cha mẹ.
Bố mẹ Xiao Teng đều là lao động nhập cư tại Thâm Quyến, điều kiện kinh tế không khá giả. Nhìn thấy con đi học một mình trong bóng tối, anh Chen cảm thấy đau khổ và bất lực. “Nếu kinh tế đủ khả năng, tôi có thể mang nó đến Thâm Quyến, nhưng giá cả ở đây quá đắt đỏ”. Anh tự hào về con trai mình và rất tiếc vì đã không thể ở bên cạnh con. Xiao Teng có hai chị gái, sống và học tập tại một trường cấp hai ở thị trấn Thương Lăng.
Tấm ảnh gần nhất hai bố con chụp chung, dịch dã mấy năm nay khiến vợ chồng anh chưa thể về nhà thăm con (Nguồn Xinhua)
Anh Chen cho biết, bố anh mất cách đây nhiều năm, anh trai mắc bệnh tâm thần, điều kiện kinh tế gia đình rất nghèo. Hơn 10 năm trước, anh cùng vợ đến Thâm Quyến kiếm sống, vợ anh làm việc trong nhà máy còn anh lái xe kiếm sống. Chỉ ba bốn năm gần đây, điều kiện kinh tế gia đình anh mới được cải thiện. Trước đây, do thu nhập từ công việc làm thêm không cao, không có khả năng đưa các con đi cùng nên 3 đứa trẻ được gửi cho bà nội. Ba đứa trẻ đi bộ đến trường học hàng ngày từ khi còn nhỏ, vì vậy chúng đã phát triển tính tự lập rất mạnh. Mỗi năm vào dịp năm mới, vợ chồng anh mới về nhà thăm con. Bọn trẻ sẽ đến Thâm Quyến trong kỳ nghỉ hè với bố mẹ, tổng cộng 2 lần gặp mặt trong một năm. Tất cả đều nỗ lực học hành để thi vào đại học, bước ra khỏi ngôi làng trên núi và đến một thế giới rộng lớn hơn. Dù vậy, việc thiếu vắng cha mẹ vẫn sẽ là thiệt thòi lớn cho các em trong quá trình lớn lên.
3 coп đùп đẩy ɫrácɦ пɦiệɱ cɦăɱ ɱẹ già: "Mỗi đứɑ пuôi 15 пgày, đếп lượɫ ɑi ɱẹ ôɱ quầп áo đếп пɦà пấy"
Mới đây, ɫrêп ɱộɫ ɫrɑпg ɱạпg xã ɦội xuấɫ ɦiệп đoạп cliρ gɦi lại cảпɦ ɦọρ giɑ đìпɦ giữɑ 3 пgười coп, đùп đẩy ɫrácɦ пɦiệɱ пuôi ɱẹ già.