Bí ẩn Gia tộc Morgan: Đế chế kinh doanh “nắm nước Mỹ trong lòng bàn tay”, câu chuyện về cây đa cổ thụ của nền tài chính hiện đại

Nói đến ngành Tài chính – Ngân hàng thế giới, là phải nói đến Phố Wall, nước Mỹ. Và nhắc đến Phố Wall, thì không thể không nhắc đến J.P. Morgan và Morgan Stanley thuộc gia tộc Morgan.

22:20 13/11/2022

Ngoài J.P Morgan Chase, gia tộc Morgan còn là cổ đông lớn tại CitiGroup và là biểu tượng đầu tiên trong việc hình thành thế giới tập đoàn như U.S. Steel (Tập đoàn Thép Mỹ) và General Electric.

Gia tộc Morgan là đế chế tài chính và ngân hàng khổng lồ bắt đầu thống trị ở Mỹ và trên toàn thế giới trong khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Các thành viên trong gia đình tích lũy được khối tài sản khổng lồ qua nhiều thế hệ. Người khởi đầu giúp tiếng tăm của gia tộc này vươn lên tầm thế giới là John Pierpont Morgan.

3 “cây đại thụ” tạo nên gia tộc Morgan

Ông đã cách mạng hóa hàng loạt ngành công nghiệp bao gồm cả điện, đường sắt, thép và nắm quyền lực như một trong những doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ.

Những nhà lịch sử học miêu tả gia đình Morgan như một phần của đế chế ngân hàng khổng lồ của nước Mỹ được biết đến với cái tên “House of Morgan” (Ngôi nhà của Morgan).

Rất khó để có thể biết được khi nào bắt đầu và kết thúc của triều đại ngân hàng mang tên Morgan. Tuy nhiên hiện nay Morgan vẫn được nhắc đến như một gia tộc từng có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế và tình hình chính trị của nước Mỹ.

Ông vua tài chính ngân hàng

John Pierpont Morgan sinh ra tại Mỹ. Cha ông là Junius Spencer Morgan – chủ một cửa hiệu chuyên bán sỉ thức ăn khô. Sau này, ông kết hợp cùng bạn mình là một doanh nhân buôn trái phiếu, ngoại tệ nổi tiếng tại Mỹ. Chính vì vậy, sự phát triển của Morgan có một phần đóng góp không nhỏ của cha mình.

Tuy nhiên, Morgan sở dĩ trở thành thống soái trong giới tài chính Mỹ không phải nhờ vào nền tảng gia đình, mà bởi ông là một người giỏi nắm bắt cơ hội và quyết đoán. Chính sự quyết đoán đó đã đưa Morgan dần lên ngôi vị “ông vua tài chính, ngân hàng”.

Với sự hậu thuẫn của cha, Morgan đã sớm thành lập một công ty nhỏ và có được vị trí trong sở giao dịch chứng khoán New York – ước mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên, tài sản của ông thực sự gia tăng khi nội chiến 2 miền Nam Bắc của Mỹ xảy ra vào năm 1861. Với nhiều người, chiến tranh gắn liền với sự sợ hãi và họ né tránh nhưng với Morgan đây lại là một cơ hội làm ăn lớn.

John Pierpont Morgan (ở giữa) cùng con gái Louisa Morgan và con trai J.P. Morgan Jr.

Mặt hàng mà ông quan tâm tới chính là vàng. Lý do là bởi giá vàng thời điểm này lên hay xuống liên quan tới việc thắng bại của miền Nam, Bắc. Chính vì vậy, để nắm vững những thông tin về cuộc nội chiến, Morgan đã móc nối với một nhân viên điện tín và từ đó ông luôn có được những thông tin chính xác và thức thời hơn những người khác và có những điều chỉnh thích hợp cho việc bán vàng.

Sau khi tích lũy được một số tiền lớn qua những giao dịch như vậy, hiệu buôn của John Pierpont Morgan trở nên có tiếng tại phố Wall và biến ông trở thành một ngôi sao trong giới tài chính lúc bấy giờ.

Thời kỳ Mỹ trải qua cuộc khủng hoảng năm 1893, John Pierpont Morgan cùng gia đình Rothschild đã hỗ trợ kho bạc nước này 100 tấn vàng để ổn định tài chính. Nắm trong tay nguồn cung cấp vàng cho chính phủ, tiền của Morgan tiếp tục đổ vào các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ bao gồm General Electric, AT&T và US Steel.

Có thể nói thời gian này, uy tín và danh vọng của Morgan trong giới xí nghiệp quốc tế còn lớn hơn cả chính phủ Mỹ. Tiếng tăm trong giới tài chính của ông không ai có thể sánh kịp – đây được cho là nhân vật số một trong giới tài chính.

Người khiến trung tâm tài chính thế giới dịch chuyển từ London sang New York

John Pierpont có 4 người con, 3 gái và 1 trai. Trong đó, người con trai J.P Morgan đã sớm tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Từ năm 1860-1864, ông làm đại diện cho Công ty J. Pierpont Morgan & Company của cha tại New York. Với vai trò này, ông phát triển quan hệ với giới tài chính tại Hoa Kỳ và Anh, 2 cường quốc nắm giữ sức mạnh kinh tế và chính trị thế giới thời bấy giờ.

Năm 1870, J.P. Morgan cho Chính phủ Pháp vay tiền trong cuộc chiến tranh chống lại Ottovon Bismarck, người lập nên đế chế Giéc-manh. Sự kiện này làm cho J.P. Morgan trở thành tập đoàn đầu tiên tìm đến đối tác mới đầy tiềm năng: Chính phủ các nước.

Một số nguồn tin cho biết, nhà Morgan đã cấp tới 500 triệu USD cho chiến tranh ở châu Âu chỉ với lãi suất 1%.

Năm 1871, ông cùng gia đình Drexels ở Philadelphia thành lập Ngân hàng Drexel-Morgan tại New York. Anthony J. Drexel trở thành người thầy của Morgan. Hãng Drexel-Morgan cho nhà đầu tư xây đường ray xe lửa vay những khoản tiền khổng lồ.

Đồng thời, hãng cũng là chủ nợ của các tập đoàn công nghiệp lớn ở Hoa Kỳ trong những năm 1880. Sau cái chết của Anthony Drexel, công ty đổi tên thành J.P. Morgan & Company vào năm 1895.

Thời gian này, bên cạnh mảng tài chính, ngân hàng, gia đình Morgan bắt đầu quan tâm tới những mảng kinh doanh khác mà đầu tiên là đường sắt. Năm 1869, JP Morgan đã cạnh tranh khốc liệt để giành quyền kiểm soát Albany và Susquehanna Railroad và là nhân vật quan trọng trong hoạt động phát triển và cung cấp tài chính ngành đường sắt Mỹ. Quá trình thâu tóm và tái cấu trúc của Morgan trong lĩnh vực này được biết đến với tên gọi “Morgan hóa”.

Năm 1889, Morgan bắt đầu tham gia lĩnh vực hợp nhất các ngành công nghiệp, thành lập US Steel – công ty có giá trị tỷ USD đầu tiên trên thế giới.

Morgan cũng được mệnh danh là “Napoleon của Phố Wall”. Suốt nửa sau thế kỷ 19, các ngân hàng của Morgan đã biến nền kinh tế non trẻ của Hoa Kỳ thành một cường quốc công nghiệp mạnh nhất thế giới. Đến đầu thế kỷ 20, Morgan đã thành lập những tập đoàn công nghiệp khổng lồ cho Hoa Kỳ và khiến trung tâm tài chính thế giới dịch chuyển từ London sang New York.

Trụ sở JP MORGAN – 23 WALL ST thế kỷ 19

“Napoleon của Phố Wall”

John Pierpont có 4 người con, 3 gái và 1 trai. Trong đó, người con trai J.P Morgan đã sớm tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Từ năm 1860-1864, ông làm đại diện cho Công ty J. Pierpont Morgan & Company của cha tại New York. Với vai trò này, ông phát triển quan hệ với giới tài chính tại Hoa Kỳ và Anh, 2 cường quốc nắm giữ sức mạnh kinh tế và chính trị thế giới thời bấy giờ.

Năm 1870, J.P. Morgan cho Chính phủ Pháp vay tiền trong cuộc chiến tranh chống lại Ottovon Bismarck, người lập nên đế chế Giéc-manh. Sự kiện này làm cho J.P. Morgan trở thành tập đoàn đầu tiên tìm đến đối tác mới đầy tiềm năng: Chính phủ các nước.

Một số nguồn tin cho biết, nhà Morgan đã cấp tới 500 triệu USD cho chiến tranh ở châu Âu chỉ với lãi suất 1%.

Năm 1871, ông cùng gia đình Drexels ở Philadelphia thành lập Ngân hàng Drexel-Morgan tại New York. Anthony J. Drexel trở thành người thầy của Morgan. Hãng Drexel-Morgan cho nhà đầu tư xây đường ray xe lửa vay những khoản tiền khổng lồ.

Đồng thời, hãng cũng là chủ nợ của các tập đoàn công nghiệp lớn ở Hoa Kỳ trong những năm 1880. Sau cái chết của Anthony Drexel, công ty đổi tên thành J.P. Morgan & Company vào năm 1895.

Chân dung J.P. Morgan

Thời gian này, bên cạnh mảng tài chính, ngân hàng, gia đình Morgan bắt đầu quan tâm tới những mảng kinh doanh khác mà đầu tiên là đường sắt. Năm 1869, JP Morgan đã cạnh tranh khốc liệt để giành quyền kiểm soát Albany và Susquehanna Railroad và là nhân vật quan trọng trong hoạt động phát triển và cung cấp tài chính ngành đường sắt Mỹ. Quá trình thâu tóm và tái cấu trúc của Morgan trong lĩnh vực này được biết đến với tên gọi “Morgan hóa”.

Năm 1889, Morgan bắt đầu tham gia lĩnh vực hợp nhất các ngành công nghiệp, thành lập US Steel – công ty có giá trị tỷ USD đầu tiên trên thế giới.

Morgan cũng được mệnh danh là “Napoleon của Phố Wall”. Suốt nửa sau thế kỷ 19, các ngân hàng của Morgan đã biến nền kinh tế non trẻ của Hoa Kỳ thành một cường quốc công nghiệp mạnh nhất thế giới. Đến đầu thế kỷ 20, Morgan đã thành lập những tập đoàn công nghiệp khổng lồ cho Hoa Kỳ và khiến trung tâm tài chính thế giới dịch chuyển từ London sang New York.

Kết thúc triều đại của gia tộc Morgan

J.P. Morgan không chỉ nổi tiếng bởi sự nghiệp đồ sộ mà cuộc sống riêng của ông cũng được công chúng quan tâm, ông ít khi chia sẻ cuộc sống riêng tư của mình, không nhiều người biết ông hủy vé tàu Titanic năm 1912 khi ấy con tàu này chìm ở Đại Tây Dương.

Thống kê cho thấy Morgan cùng những người bạn hợp tác đã giữ tổng cộng khoảng 341 chức vụ quản lý trong 112 Cty lớn. Khi ông qua đời, ông đem BST tranh sơn dầu giá trị hơn 50 triệu đô của mình quyên tặng Viện bảo tang Metreopolitan nơi ông từng giữ chức giám đốc trước khi mất.

P Jack Morgan kế nhiệm chức Tổng giám đốc trong công ty J.P.Morgan. Ông tiếp tục mở rộng danh tiếng tập đoàn đồng thời nâng cao địa vị của tập đoàn này trong ngành tài chính thế giới.

Năm 1915, ông liên kết 2200 ngân hàng, tổ chức thành nghiệp đoàn, đồng ý gánh khoản nợ chiến tranh 500 triệu Đô la để ủng hộ Pháp và Anh trong đế chiến thứ nhất.

Tháng 10 năm 1929, đợt khủng hoảng thị trường chứng khoán một lần nữa đẩy Mỹ vào cơn hỗn loạn tài chính.

Bởi vậy, J.P.Morgan & Co bị đổ lỗi một phần trong sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929 hậu quả là 13 triệu người Mỹ bị mất việc và hàng nghìn công ty bị phá sản và kết quả là sự ra đời của đạo luật ngân hàng ra đời vào năm 1933.

Đạo luật này buộc Morgan và các công ty tài chính khác phải tách riêng các hoạt động ngân hàng và hoạt động chứng khoán. Khi đạo luật mới được áp dụng thì con trai của Jack đã bỏ công ty đi cùng với khoảng 2 tá nhân viên khác để thành lập ngân hàng đầu tư Morgan Stanley còn hầu hết những người khác vẫn ở lại với công ty.

Năm 1942, J.P.Morgan & Co được cổ phần hóa. Một năm sau đó, Jack Morgan qua đời. Một cổ đông tên là Thomas Lement đã trở thành chủ tịch, điều này đã đặt dấu chấm hết cho triều đại Morgan lần đầu tiên trong gần một thế kỉ không còn một thành viên nào của gia đình Morgan lãnh đạo tập đoàn này.

Ngân hàng J.P Morgan Chase: Di sản để đời của gia tộc Morgan

Năm 2000 diễn ra một sự kiện nổi bật trong giới kinh doanh thế giới, đó là Tập đoàn Chase Manhattan ký kết hiệp ước sáp nhập với tập đoàn J.P.Morgan bằng một thoả thuận trị giá 33 tỷ USD.

Ngân hàng sáp nhập từ hai tập đoàn khổng lồ này trở thành ngân hàng cho các nhà tài phiệt lớn mà tên tuổi của họ làm nên sức mạnh của tầng lớp tư sản Mỹ. Vụ làm ăn này diễn ra khi cả hai tập đoàn muốn tăng sức mạnh để cạnh tranh với các đối thủ của họ. Trên thực tế, đây là một vụ làm ăn “đôi bên cùng có lợi”.'Morgan muốn mở rộng quy mô thị trường tài chính khổng lồ mà Chase có, còn Chase thì muốn tiến một bước phát triển trong lĩnh vực tài chính đầu tư và “ăn theo” danh tiếng của Morgan.

Đến ngày 1/7/2004, J.P. Morgan Chase & Co., tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính lớn thứ hai ở Mỹ và Bank One, ngân hàng lớn thứ sáu của nước này hoàn tất việc sáp nhập để trở thành ngân hàng đứng thứ năm trên thế giới. J.P. Morgan Chase & Co với mức giá trị thị trường hiện tại đạt gần 250 tỷ USD.

Tính đến năm 2013, thống kê cho thấy khối tài sản mà J.P Morgan nắm giữ trị giá khoảng 41,5 tỷ USD và chủ yếu đến từ đế chế tài chính J.P Morgan Chase & Co.

Ngoài J.P Morgan Chase, gia tộc Morgan còn là cổ đông lớn tại CitiGroup và là biểu tượng đầu tiên trong việc hình thành những tập đoàn khổng lồ như U.S. Steel (Tập đoàn Thép Mỹ) và General Electric.

A man walks past JP Morgan Chase’s international headquarters on Park Avenue in New York in this July 13, 2012 file photo. REUTERS/Andrew Burton/files

Ngày nay, gia tộc Morgan đang sở hữu kho dự trữ vàng tư nhân lớn nhất thế giới. Nhiều tin tức bên lề cho rằng, kho vàng này có đường hầm nối thông tới Tòa nhà Ngân hàng Cục dự trữ Liên bang tại New York. J. P. Morgan & Co cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng trung ương trên thế giới hơn bất cứ ngân hàng nào khác.

6 bài học về lãnh đạo mà thế hệ trẻ ngày nay có thể học hỏi từ ông trùm tài chính J.P. Morgan

1. Tạo dựng niềm tin

Morgan cho rằng niềm tin là yếu tố cốt lõi trong kinh doanh. Điều này đã được ông chia sẻ trước Ủy ban Quốc hội vào năm 1912 – trước khi ông mất 1 năm. Cụ thể, khi được hỏi rằng tín dụng thương mại nên dựa trên tài sản hay tiền bạc, Morgan trả lời:

“Điều đầu tiên tôi quan tâm đó là niềm tin. Tôi không thể bỏ tiền hay bất cứ tài sản gì cho một người mà tôi không biết rõ hoặc biết nhưng không có sự tin tưởng. Tôi cho rằng cơ sở cốt lõi của kinh doanh là việc tạo dựng niềm tin”.

2. Lường trước thất bại

J.P. Morgan đã từng thành lập rất nhiều công ty khác nhau, từ General Electric đến Erie Railroad. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng làm ăn thuận lợi. Trên thực tế, Morgan cũng đã vài lần thất bại.

Khi ông chủ nhà băng này cố gắng để thâm nhập thị trường ngầm London, ông đã bị đánh bại bởi Charles Tyson Yerkes. Yerkes đã phá hoại mọi nỗ lực của Morgan trong việc xây dựng các tuyến đường ngầm cạnh tranh với ông ta.

3. Chấp nhận thay đổi

Trong một lần tham gia sự kiện, khi được hỏi rằng ông dự đoán thị trường sẽ diễn biến thế nào trong thời gian tiếp theo, Morgan chỉ đáp ngắn gọn “Thị trường sẽ biến động”. Tuy nhiên, ông đã không được chứng kiến những biến động này bởi mãi đến năm 1934 – hơn 2 thập kỷ sau khi Morgan mất, thị trường mới biến động.

Morgan luôn chấp nhận sự thay đổi và thích ứng với nó trong suốt cuộc đời mình. Ông nắm bắt những thứ có khả năng thất bại và phân tích nó theo “ngôn ngữ Morgan”.

“Ông ấy mua lại những công ty đang gặp vấn đề, sa thải những nhà lãnh đạo cũ không đủ năng lực và thay thế bằng người của mình. Sau một thời gian, rất nhiều trong số những công ty này đã phục hồi và mang lại lợi nhuận cho J.P. Morgan” – Bloomberg nhận định.

4. Theo đuổi đam mê

Bản thân J.P. Morgan từng tự nghiên cứu về khoa học nhân văn, ông cũng nhận bằng Lịch sử của Đại học Göttingen. Sau đó, ông còn tham gia thành lập và đóng góp cho Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan.

“Đừng để cho bất cứ ai nói rằng bạn đam mê những thứ “vô dụng”. Hãy để bất cứ điều gì bạn đam mê cũng trở thành ý nghĩa” – Morgan chia sẻ.

5. Giữ vững lập trường

Năm 1912, J.P. Morgan đã có một quyết định thoát chết trong gang tấc khi ông hủy đặt phòng trên con tàu Titanic định mệnh. “Trong cuộc sống, thất thoát tiền bạc không phải là điều đáng kể. Cái chết mới là điều đáng sợ nhất” – Morgan chia sẻ với tờ New York Times sau thảm kịch Titanic.

6. Tạo dựng các mối quan hệ mạnh

Cho đến nay, Morgan vẫn được coi là người đã giải cứu Chính phủ Mỹ khỏi cơn khủng hoảng tài chính năm 1907 do đầu cơ thất bại và trận động đất ở San Francisco năm 1906 đã gây nên cuộc tháo chạy của hệ thống ngân hàng khắp nước Mỹ.

Theo giới phân tích, J.P. Morgan làm được điều này bởi ông có mối quan hệ sâu sắc và rộng rãi trên khắp cộng đồng tài chính-kinh doanh. Ông đã tập hợp những chuyên gia tài chính hàng đầu đến nhà mình trên Đại lộ số 34, tổ chức các cuộc đàm phán để quyết định xem tổ chức tài chính nào được giữ lại và tổ chức nào sẽ phải “chết”.

Tags:
Tá hỏa khi chi phí thay pin ô tô điện đắt hơn cả tiền mua xe

Tá hỏa khi chi phí thay pin ô tô điện đắt hơn cả tiền mua xe

Một gia đình sống tại bang Florida đã "tá hỏa" khi biết được rằng chi phí để thay pin trên chiếc xe ô tô điện cũ đang sử dụng thậm chí còn đắt hơn giá của chính chiếc xe đó.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất