Bị côn trùng đốt, dấu hiệu khiến bạn phải đưa trẻ đến đến viện ngay
“Sau khi trẻ bị côn trùng đốt, không quá phổ biến nhưng phản ứng dị ứng nặng kéo theo sốc phản vệ có thể xảy ra. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, dễ đe dọa đến tính mạng người bệnh”, TS.BS Khánh cho biết.
10:35 11/11/2022
Trẻ rất dễ bị côn trùng đốt, đặc biệt là những hoạt động vui chơi ngoài trời do các bé chưa biết cách phòng vệ và bảo vệ bản thân.
Những loại côn trùng thường gặp như muỗi, kiến, ong, bọ chét, bọ cánh cứng, chuồn chuồn, rệp… Chúng thường đốt ở những vùng da không được quần áo che.
Tháng 7 vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận trường hợp N.Đ.M. (10 tuổi), đến khám với các biểu hiện đau nhức, tức ngực, khó thở, da nổi mẩn đỏ, sưng đau vùng đầu. Theo người nhà kể lại, M. xuống bếp và bị ong đốt vào vùng đầu.
Trước đó, bệnh viện cũng đã tiếp nhận một bệnh nhi 6 tuổi, ở huyện Hòa An, Cao Bằng, đến khám trong tình trạng sưng đau mắt trái sau khi bị côn trùng đốt khi đang chơi tại nhà.
Ngày 31/10, Bệnh viện Công an tỉnh Tuyên Quang cũng tiếp nhận bệnh nhân 12 tuổi bị ong đốt nhiều nốt vào vùng đầu và cổ, dẫn đến khó thở, tím tái, toàn thân mẩn đỏ.
Em nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ, khó thở, tức ngực... do bị ong mặt quỷ đốt nhiều nốt vào phần đầu, cổ. Lúc bị đốt, bệnh nhi bị choáng, sốc nên không xác định được số lượng ong tấn công.
Các bác sĩ dùng thuốc vận mạch, chống sốc điều trị theo phác đồ, đồng thời giảm đau, truyền dịch cho người bệnh, ngăn biến chứng nặng hơn như suy thận cấp, suy đa tạng. Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.
Chia sẻ với VietNamNet, TS.BS Bùi Văn Khánh - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dị ứng côn trùng đốt là hiện tượng trẻ thường gặp.
TS.BS Khánh phân tích, độc tố từ vết đốt của côn trùng có thể gây dị ứng. Theo thống kê, khoảng 1 - 3% người bị côn trùng đốt có biểu hiện nổi mề đay, mặt sưng phù hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, dị ứng côn trùng đốt có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Trẻ em là đối tượng dễ bị côn trùng đốt vì các em chưa biết các tránh và phòng ngừa. Vì vậy, cha mẹ cần giúp trẻ phòng tránh hiện tượng này xảy ra bằng các cách sau:
- Cho trẻ mặc quần dài và áo dài tay sáng màu khi ra ngoài trời, nhét áo sơ mi vào quần và nhét quần vào tất ở những khu vực có nhiều côn trùng. Trẻ tránh đi dép hoặc xăng đan. Điều này đặc biệt quan trọng khi muỗi thường hoạt động mạnh vào bình minh và hoàng hôn.
- Tránh những nơi có muỗi sống và sinh sản như chỗ nước đọng.
- Dọn sạch nước đọng trong sân, vườn nhà.
- Che các đồ chơi hoặc xe đẩy bằng lưới mịn khi trẻ chơi ở khu vực có muỗi.
- Sử dụng chất đuổi côn trùng.
Khi trẻ bị côn trùng đốt, phản ứng dị ứng nhẹ có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau tại vết đốt hoặc cắn của côn trùng:
- Đau nhức khó chịu
- Đỏ
- Một vết nhỏ giống mụn
- Sưng từ nhẹ đến vừa phải
- Ấm tại chỗ đốt
- Ngứa
“Mặc dù không quá phổ biến nhưng phản ứng dị ứng nặng vẫn có thể kéo theo sốc phản vệ xảy ra”, TS.BS Khánh cho biết. Hãy lập tức đến bệnh viện nếu con bạn có bất kỳ biểu hiện nào dưới đây:
- Khó thở
- Tình trạng ngứa và phát ban đỏ lan rộng khắp cơ thể
- Sưng mặt, cổ họng hoặc bất kỳ phần nào của miệng hoặc lưỡi
- Thở khò khè hoặc khó nuốt
- Bồn chồn và lo lắng
- Mạch nhanh
- Chóng mặt hoặc đột ngột tụt huyết áp.
Gạo để lâu ɦɑy bị ɱốc, ɱọɫ: Bảo quảп ɫɦeo cácɦ пày gạo để cả пăɱ kɦôпg ɱốc, côп ɫrùпg kɦôпg dáɱ bò vào
Mọɫ gạo, ɱốc gạo là vấп đề ɫɦườпg ɫɦấy kɦi bảo quảп gạo quá lâu. Dưới đây là cácɦ bảo quảп gạo đơп giảп пɦưпg ɦiệu quả giúρ gạo để cả пăɱ cũпg kɦôпg ɱốc, côп ɫrùпg kɦôпg dáɱ bò vào.