Bố ɱẹ ɫɦấɫ пgɦiệρ, пɦữпg đứɑ ɫrẻ пɦeo пɦóc đói ăп: "Dịcɦ bệпɦ lại càпg ɫɦêɱ kɦó kɦăп..."

Dịch COVID-19 khiến người lao động mất việc, không có bất cứ nguồn thu nhập nào. Người lớn đã chật vật, kéo theo những đứa trẻ sắp vào năm học mới cũng lao đao không biết tính sao vì bố mẹ không có tiền đóng.

21:34 17/08/2021

Mẹ không có việc, con lấy tiền đâu đóng học?

Đã hơn một tháng nay, chị Trần Ngọc Hiếu (sinh năm 1987, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) thất nghiệp. Hai con, một đứa lên lớp 8, một đứa lên lớp 5 chuẩn bị bước vào năm học mới nhưng mẹ chưa biết trông chờ vào đâu cho con đi học.

 Hai con của chị Hiếu chuẩn bị bước vào năm học mới nhưng mẹ không có tiền vì thất nghiệp đã hơn 1 tháng nay.

Hoàn cảnh éo le, khi chỉ có một mình chị Hiếu suốt 8 năm nay gồng gánh nuôi 2 con. Chị trải lòng: "Tôi ly hôn khi 2 con còn nhỏ, lúc đó một đứa 5 tuổi, đứa còn lại chỉ mới 15 tháng tuổi, tôi phải một mình gồng gánh nuôi 2 đứa con suốt 8 năm nay. Cuộc sống ở quê quá khó khăn, tôi đành gửi con cho ông bà ngoại nuôi để lên Cần Thơ tìm việc. Mỗi tháng, tôi vừa gửi tiền đóng học phí lại thêm tiền trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày nên thiếu trước, hụt sau là chuyện tôi quen rồi".

Trước đây, chị là công nhân trong Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ nhưng thu nhập chẳng được là bao, không đủ nuôi 2 con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học. Sau bao trăn trở, chị quyết định chuyển sang phụ bán quán cơm, cứ thế xoay việc ngày đêm để có tiền gửi về quê nhà cho các con. Mỗi tháng, thu nhập của chị chỉ hơn 5 triệu đồng, chị đã gửi 3 triệu về cho 2 con, thế nên chi tiêu sinh hoạt chỉ vừa đủ chi cho 3 mẹ con. Cuộc sống nơi quê nhà vốn dĩ đã khó khăn, ông bà ngoại lại già yếu, thấy thế, chị Hiếu mang 2 con lên ở cùng để có thể chăm sóc.

Dịch COVID-19 làm những ông bố, bà mẹ thất nghiệp kéo theo những đứa trẻ tội nghiệp cũng lo nơm nớp ngày tới trường.Dịch COVID-19 làm những ông bố, bà mẹ thất nghiệp kéo theo những đứa trẻ tội nghiệp cũng lo nơm nớp ngày tới trường.

Chị Hiếu chia sẻ: “Lúc trước, mỗi năm đến mùa tựu trường thì tôi toàn vay mượn tiền để lo cho con được đi cắp sách đến trường. Sau đó ăn uống “tằn tiện” lại để chắt bóp trả nợ. Giờ dịch bệnh không đi làm được, nhiều thứ phải lo, không biết phải tính sao".

Tương tự như nhà chị Hiếu, anh Nguyễn Xuân Thông (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đi bốc vác hàng với thu nhập 6-8 triệu đồng/tháng đủ để lo cho 3 đứa con học hành. Những lúc rảnh, anh tranh thủ đi xe ôm cũng kiếm thêm chút đỉnh cho bữa cơm gia đình đủ đầy hơn. Nhưng từ ngày dịch bệnh kéo dài, các mối hàng không hoạt động nữa, anh cũng mất việc từ đó. Vợ anh, chị Nguyễn Thị Bình ngày thường chạy chợ, nay cũng chỉ quẩn quanh ở nhà. Mọi nguồn thu nhập đều trở về số 0 khiến anh chị đứng ngồi không yên khi năm học mới của 3 con đang tới rất gần.

Anh Thông tâm sự: "Các con học trường công của nhà nước nên học phí không quá nhiều, nhưng còn lo quần áo, sách vở với chúng tôi là cả một vấn đề rất lớn vì không có bất cứ nguồn thu nhập nào cả".

Nhiều gia đình lâm vào tình cảnh như chị Hiếu, anh Thông khi năm học mới của các con đang tới rất gần mà bố mẹ thì chẳng có tiền. Nỗi lo cơm áo, gạo tiền thường ngày giờ càng đáng lo ngại hơn khi nó liên quan đến việc học hành, tới trường của các con.

Lay lắt sống qua ngày, chờ dịch tan

Hơn nửa tháng nay, gia đình ông Đoàn Minh Tuấn, ngụ tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ lâm vào cảnh lao đao vì thất nghiệp. Với công việc bảo vệ, mỗi ngày ông chỉ làm được 6 tiếng, thù lao 13.000 đồng/tiếng nên thu nhập hàng tháng cũng chẳng là bao, chỉ đủ đắp đổi qua ngày. Từ khi TP Cần Thơ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, ông Tuấn chỉ biết ngồi nhà chờ đợi, hai vợ chồng ông cứ thế mà sống lay lắt qua ngày.

Ông Tuấn ngậm ngùi chia sẻ: Từ khi dịch bệnh bùng phát, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn, vợ bị tai biến gần 1 năm qua không thể làm gì được, nên tôi phải tự mình đi làm để trang trải. Bây giờ không đi làm được, không có tiền nhưng tiền trọ hàng tháng vẫn phải đóng, chưa kể tiền thuốc thang cho vợ tôi. Giờ không biết phải đào đâu ra!".

Ông Đoàn Minh Tuấn (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) rơi nước mắt khi chia sẻ về hoàn cảnh gia đình mình hiện tạiÔng Đoàn Minh Tuấn (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) rơi nước mắt khi chia sẻ về hoàn cảnh gia đình mình hiện tại.

Gia đình chẳng có đất đai hay tài sản gì, chỉ có duy nhất một chiếc xe máy đã cũ để ông Tuấn làm phương tiện đi lại. Đứa con trai ông bà sau khi lập gia đình cũng đầy lo toan với cuộc sống riêng, nay lại cùng chung cảnh ngộ "thất nghiệp" nên chẳng có thu nhập, không thể giúp gì được cho ông bà.

Thấy con khó khăn, ông bà cũng muốn giúp đỡ nhưng hoàn cảnh hiện tại lại không cho phép, bởi lẽ bản thân còn chưa có cái ăn thì không thể lo cho ai được. Khó khăn chồng chất khó khăn, ông bà cũng đành bất lực. Những ngày qua, hai vợ chồng ông bà chỉ biết nương nhờ vào tình thương của những người xung quanh khu trọ và các mạnh thường quân.

 Hai vợ chồng ông Tuấn giờ đây chỉ biết sống nương nhờ vào tình thương của mọi người xung quanh.

"Ai cho gì tôi lấy đó. Giờ không có tiền trang trải, một khi đổ bệnh lại không có tiền chữa trị. Có lúc túng quẫn quá tôi phải gom phế liệu đi bán. Nhiều lúc buồn lắm nhưng không biết phải làm sao..."- ông Tuấn tâm sự.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Trang, ngụ tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nỗi lo trăn trở chi phí sinh hoạt, tiền trọ hàng tháng khiến gia đình rơi vào túng quẫn. Gia đình 3 người, không có thu nhập, nay chỉ biết ngồi nhà chờ ngày dịch tan...

Nước mắt giàn giụa, bà Trang kể bằng giọng nghẹn ngào: "Khi dịch bệnh chưa bùng phát, vợ chồng tôi bán bánh mì tại Khu công nghiệp Trà Nóc, con trai cũng phụ giúp gia đình từ công việc làm hồ. Nhưng nay, cả 3 người chỉ biết ngồi nhà, tiền vốn dành dụm bấy lâu để buôn bán giờ cũng phải lấy làm chi tiêu, sinh hoạt, không biết cầm cự được bao lâu".

Công việc tạm ngưng, "cần câu cơm" gia đình cũng không còn, mọi chi phí sinh hoạt hàng tháng là nỗi lo chung của tất cả mọi người. Công việc buôn bán vốn dĩ đã rất khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn khi lâm vào cảnh "thiếu trước hụt sau".

 Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Trang, ngụ tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cũng rơi vào tình cảnh khó khăn vì thất nghiệp.

"Gia đình tôi không mong gì hơn, chỉ cầu mong dịch sớm qua để còn mưu sinh, kiếm sống. Vợ chồng tôi cũng đã già yếu, bây giờ mà đổ bệnh thì thêm nỗi lo. Nhiều lúc rầu rĩ đến nỗi không ngủ được. Buồn dữ lắm!"- bà Trang cho biết.

Giờ đây, áp lực "cơm áo gạo tiền" đang đè nặng lên đôi vai họ. Nhà trọ vẫn phải thuê, tiền ăn uống sinh hoạt cho gia đình vẫn phải trang trải hàng ngày. Cuộc sống lúc trước đã bấp bênh, nay lại càng vất vả hơn, chỉ còn cách chắt chiu, tằn tiện sống qua ngày.

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất