Bỏ nước Mỹ, chàng Việt Kiều Mỹ mong mỏi được nhập quốc tịch Việt Nam chỉ vì lý do này
Khi được hỏi về lý do anh quyết định trở về Việt Nam, Trần Hùng John đã không ngần ngại trả lời: “Vì Mỹ đã phát triển rồi”.
10:04 28/09/2022
Chàng Việt kiều Mỹ nổi tiếng với hành trình xuyên đất nước không đem theo tiền, mong từng ngày được nhập quốc tịch Việt và cống hiến tuổi xuân của mình cho đất nước.
Đó là Trần Hùng John sinh năm 1989, là thế hệ thứ ba của một gia đình người Việt ở Mỹ. Năm 2010, khi đang học ngành tâm lý của Đại học Berkeley, anh đã có chuyến đi đầu tiên về Việt Nam. Sau đó là hành trình đi bộ xuyên Việt và cho ra đời cuốn John Đi Tìm Hùng được tái bản 7 lần. Dường như là duyên phận, anh quyết định ở lại mảnh đất giàu truyền thống quý báu này.
Chân dung chàng Việt Kiều 30 tuổi quyết định ở lại Việt nam lập nghiệp.
Được biết hiện tại, anh sống ở Hà Nội và làm 3 công việc cùng lúc. Đầu tiên là cố vấn ở một trường liên cấp, giúp các bạn học sinh cấp 3 tổ chức câu lạc bộ, hội học sinh, tham gia các hoạt động giao lưu với các trường quốc tế.Công việc thứ hai là huấn luyện viên bóng rổ tại một trung tâm do anh lập ra, dùng bóng rổ như một nền tảng, thông qua đó giúp học viên học tiếng Anh, đào tạo kỹ năng sống.
Bên cạnh đó, anh còn làm giám đốc quốc gia ở Việt Nam của một công ty tạo ra nền tảng chia sẻ video.
Xoay xở với 3 công việc, quỹ thời gian của anh rất eo hẹp. Một ngày làm việc của tôi có khi kéo dài từ 8 giờ sáng đến tận 10 giờ đêm. Tuy nhiên, anh rất vui vì được làm những gì mình đam mê, đồng thời làm việc nhiều giúp tôi đóng góp được nhiều hơn cho xã hội.
Người ta thắc mắc rằng, tại sao anh lại từ bỏ nước Mỹ giàu sang với ngành tâm lý học đang phát triển để ở lại Việt Nam? Trần Hùng chỉ mỉm cười, “Mỹ quá phát triển, tôi ở đó hay không cũng như nhau. Nhưng nếu ở Việt Nam, tôi sẽ đóng góp được nhiều hơn”.
Hóa ra, anh về Việt Nam là vì “nước Mỹ đã phát triển rồi, còn Việt Nam đang cần những người trẻ giàu nhiệt huyết như anh”. Một lý do nghe có vẻ bình thường nhưng không phải cũng suy nghĩ và hành động được, đặc biệt là với một chàng trai 30 tuổi, đang quen với lối sống xa hoa của nước Mỹ.
“Nếu ở đây, tôi sẽ đóng góp được cho đất nước nhiều hơn so với Mỹ. Mỹ là một đất nước quá phát triển, tôi có ở đó hay không không có gì khác, nhưng ở Việt Nam, một nước đang phát triển, tôi có thể chủ động tham gia và đóng góp nhiều hơn.
Tôi quyết định ở lại và lăn lộn làm đủ nghề để kiếm sống vì thế. Sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên viết về chuyến đi dọc đất nước, tôi viết cuốn thứ hai về đề tài giáo dục trẻ em, xuất bản năm 2016. Đồng thời tôi còn viết báo, làm quản lý nhà hàng, làm cho ngân hàng, làm trong lĩnh vực đầu tư, bất động sản, truyền thông…” Trần Hùng chia sẻ.
Trần Hùng Johnlàm việc với các đồng nghiệp tại trung tâm bóng rổ do anh sáng lập. Ảnh: T.H.J.
John Hùng cùng gia đình, gồm mẹ và bà trong chuyến thăm quê ngoại Bình Thuận hồi tháng 11. Ảnh: NVCC
Ở Việt Nam, Trần Hùng không có nhiều tiền, anh chỉ thuê một căn chung cư nhỏ để sống và đi làm bằng xe máy. Tuy nhiên, anh cũng chấp nhận cả điểm tốt và điểm chưa tốt, vì Việt Nam không còn là quê hương, mà đã thực sự là “nhà”.
Nghĩ lại, nếu như anh quay về Mỹ sống và làm một công việc lương cao như anh đã dự định, thì sẽ rất tốt cho anh và gia đình về mặt tài chính. Nhưng như thế cũng đồng nghĩ với việc anh đã từ bỏ lý tưởng, những gì mà anh đam mê.
Trần Hùng thăm một lớp học ở Thanh Hoá hồi năm 2012 trong chuyến xuyên Việt. Ảnh: NVCC
Quyết định ở lại Việt Nam, Trần Hùng luôn cảm thấy mỗi ngày mình đang sống thật ý nghĩa và có những niềm vui mà ở Mỹ, dù có nhiều tiền đến mấy, anh cũng không “mua” được.
Nguồn: Tổng hợp
Kinh nghiệm ứng xử: Ở Mỹ, thấy người bị ngã, liệu có nên đỡ dậy không
Các cụ già đi lại không vững và dễ bị ngã. Ở Bắc Mỹ, do có sự khác biệt trong bối cảnh văn hóa, nếp sống xã hội, tiêu chuẩn đạo đức và phương pháp xử lý nên khi chứng kiến người bị ngã, người đi đường sẽ có phản ứng khác với chúng ta.