Bông đùa câu chuyện: Người Việt không cần, người Nhật cần
Nền nông nghiệp lúa nước từ lâu được hình thành từ bao đời cha ông để lại.
15:49 04/01/2018
Hàng nghìn năm nay, nhờ những vựa trái cây nhiệt đới, những hạt gạo trĩu cành đó mà nuôi sống con người trên dãy đất hình chữ S.
Chính nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi mà nền kinh tế nông nghiệp nhà trở thành một trong ngành mũi nhọn để vươn ra thị trường thế giới.
Lợi thế là vậy, nhưng người nông dân hàng năm vẫn phải đắn đo về đầu ra cho sản phẩm của mình.
Trong khi đó, điều kiện tự nhiên của quần đảo Nhật vốn từ xa xưa không thuận lợi với người nông dân.
Ấy vậy mà, sản phẩm từ nền nông nghiệp Nhật mang đến giá trị “ngất ngưỡng” cho nhà sản xuất.
Điển hình như sự việc dưa hấu tỉnh Trà Vinh, người nông dân phải đem bán tháo ngoài lề đường với giá 10.000đ một ký.
Ngược lại, dưa hấu Nhật Bản được bán dao động với giá 230.000 đồng tới 400.000 đồng một ký.
Tuy, thị trường dưa hấu Nhật Bản khan hiếm cùng với giá cả đắt đỏ nhưng vẫn được người Việt ưa chuộng dùng làm quà biếu và chưng bàn thờ.
Phải chăng, chất lượng sản phẩm tạo nên sự chênh lệch giữa hai thị trường Nhật Bản và Việt Nam?
Xét về thị trường Việt, nước ta có những loại gạo nổi tiếng thơm ngon, mềm dẻo và giàu dinh dưỡng với giá cả phù hợp cho mọi tầng lớp như: gạo thơm Hương Lài , Cò Trắng và gạo tài nguyên chợ Đào đặc sản vùng Long An, gạo Bắc Hương đặc sản vùng đất Nam Định, gạo thơm vùng Điện Biên, gạo nếp Cẩm vùng Tây Bắc, ..
Tuy nhiên, danh xưng loại gạo ngon nhất thế giới đến từ Nhật Bản với giá 2,5 triệu đồng/kg.
Kinmemai Premium loại gạo mắc nhất thế giới do công ty Toyo Rice Corp của Nhật sản xuất, được kết hợp từ 5 loại gạo đạt giải thưởng của các tỉnh Gunma, Gifu, Kumamoto, Nagano và Niigata.
Ngoài ra, giá của một số loại trái cây Nhật khi đổi sang tiền Việt lại có mức giá “khủng” như một cặp Yubari có giá 300 triệu yên ( khoảng 600 triệu đồng) , nho Ruby Roman có giá 7,5 triệu đến 8 triệu đồng cho 20gram, …
Tương tự, rau củ quả Việt Nam sang Nhật lại trở thành mặt hàng cao cấp với giá “đắt hơn vàng” như tầm bóp được xem là quả dại như khi sang Nhật có giá 700 đồng/kg, vải thiều 400 đồng/kg cho 12 quả,…
Bỗng chốc, thành quả của người nông dân chân lắm tay bùn trở thành một bàn cờ trên thương trường sóng gió.
Loại trái cây thông thường xưng danh khi được gắn mác “hàng ngoại” cùng với cái giá đắt đỏ.
Người Việt chuộng hàng ngoại còn người Nhật lại trung thành với nông sản nước mình.
Nguyên nhân là do đâu?
Phải chăng sự khác biệt nằm trong chính thị hiếu của người tiêu dùng hai nước.
Từ lâu, phong trào “người Việt, dùng hàng Việt” đã được các doanh nghiệp khởi xướng với cam kết chất lượng và mẫu mã đến người tiêu dùng.
Tuy nhiên, số lượng hàng hóa trôi nổi trên thị trường ngày nay vẫn khiến người dân Việt hoang mang, đặc biệt các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số chủ doanh nghiệp vì ham lợi nhuận gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, thương hiệu Nhật Bản đã có uy tín từ lâu về chất lượng, an toàn cũng như đạo đức của chủ doanh nghiệp.
Ngoài ra, trang thiết bị công nghệ tiên tiến của Nhật góp phần không nhỏ vào chất lượng sản phẩm đầu ra.
Với tài nguyên, khí hậu khiêm tốn, người nông dân Nhật đã đóng góp cho nền kinh tế nước nhà một chỗ đứng vững chắc trong nền nông nghiệp thế giới.
Xét về khí hậu và tài nguyên, nền nông nghiệp nước nhà dư sức vươn xa nhưng cớ sao cứ mãi dậm chân tại chỗ?
Nguồn: Japo.vn
Khi ăn cắp trở thành một “nghề” ở Nhật, người Việt nghĩ gì?
Vừa mới đây, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật lại được một phen xấu hổ không biết úp mặt vào đâu, khi đài truyền hình NHK của Nhật Bản thực hiện bài phóng sự nói về tình trạng Du học sinh trong thời gian gần đây.