Bức tranh chân thực về phụ nữ Nhật Bản: Từ bé đã bị coi thường, đến khi lấy chồng cũng chẳng được đối xử đúng nghĩa như một người phụ nữ
Dù trên thực tế, nhiều phụ nữ Nhật Bản vẫn phải chịu cảnh phân biệt đối xử, được coi là người có địa vị thấp hơn đàn ông thế nhưng điều đó cũng dần thay đổi khi giới trẻ ngày nay đang có một cái nhìn công bằng và bình đẳng hơn cho người phụ nữ.
06:00 07/10/2019
Với phụ nữ ở nhiều quốc gia trên thế giới, cuộc sống ngày một hiện đại cũng đồng nghĩa với việc vai trò của họ cũng thay đổi theo, vị thế của họ sẽ được nâng cao hơn trước, những yêu cầu cố hữu thuộc về truyền thống có thể được đơn giản hóa để phù hợp với nhịp sống. Tuy nhiên điều đó chưa hẳn là đúng với phụ nữ Nhật Bản.
Tại đất nước này, mọi thứ xoay quanh phụ nữ đều gắn liền với những yếu tố truyền thống của cuộc sống, nói cách khác, người phụ nữ Nhật Bản vừa phải đảm đương nhiệm vụ của một người phụ nữ hiện đại vừa chịu tác động từ những giá trị truyền thống.
Phụ nữ được dạy rằng họ không hoàn toàn bình đẳng với những thành viên khác trong nhà.
Do ảnh hưởng một phần từ văn hóa tín ngưỡng lâu đời, ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái đã được đối xử hoàn toàn khác biệt với các bé trai, vị thế cũng không quan trọng bằng. Đến khi lớn lên, người phụ nữ cũng dần nhận ra rằng sớm muộn gì, số phận họ cũng đi đến chặng cuối cùng đó là kết hôn, họ cũng chẳng có nhiều quyền lợi hơn, công việc duy nhất là sinh con và nuôi dưỡng chúng.
Năm 1947, Quốc hội Nhật Bản đưa ra tuyên bố rằng phụ nữ có quyền bình đẳng với đàn ông. Tuy nhiên, đâu đó ngoài xã hội, vẫn còn những gia đình tồn tại chế độ gia trưởng. Điều này được thể hiện qua những hành vi chuyên quyền của người chồng, sự phục tùng mù quáng của người vợ và cảm giác đàn ông luôn có một vai trò cao hơn phụ nữ.
Những mối quan hệ không lãng mạn như phim.
Bày tỏ suy nghĩ nơi công cộng không phải là điều người Nhật thường làm. Hẹn hò thường xoay quanh những hoạt động như trò chuyện, xem phim và đi dạo trong công viên (các chàng trai thậm chí còn chẳng nắm tay đối phương trong nhiều trường hợp). Khi được cầu hôn, phụ nữ thường sẽ nhanh chóng chấp nhận ngay lập tức nhưng việc một người đàn ông ngồi trước màn hình TV rồi từ từ cầu hôn bạn gái, khi đối phương đồng ý anh ta sẽ lại tiếp tục quay ra thưởng thức bộ phim đang dở, thì lại là điều rất bình thường.
Và những cô gái được nuôi dạy theo cách như thế thường sẽ rất hạnh phúc khi trở thành một người vợ càng sớm càng tốt, điều này đồng nghĩa rằng họ sẽ cảm thấy được trọn vẹn dưới con mắt của xã hội.
Phụ nữ bị cấm túc với rất nhiều luật lệ.
Vì nhiều yếu tố văn hóa truyền thống ở Nhật Bản nên có nhiều điều mà con gái không được làm, một số còn bị coi là hành động đáng xấu hổ. Ví dụ như, phụ nữ sẽ cảm thấy xấu hổ nếu bị bắt gặp nhai hoặc để lộ răng khi đang ăn. Con gái thường phải che phần dưới của mặt bằng tay khi ăn.
Theo truyền thống, nếu có hẹn với một anh chàng hoặc bạn bè ở quán cà phê, con gái được cho là phải giấu đi chiếc bụng đang sôi lên vì đói của mình vì họ không được phép ăn khi con trai đang thưởng thức bữa ăn. Điều duy nhất họ có thể làm là uống gì đó. Bên cạnh đó, gắp thức ăn bằng tay là điều mà chỉ có con trai mới được phép làm.
Ở xứ hoa anh đào, người phụ nữ sẽ không được để lộ phần cơ thể bên dưới xương đòn hoặc cao hơn phần thắt lưng. Những chiếc áo phông hay áo len xẻ ngực phải mặc bên ngoài các loại áo khác và nó nên là một chiếc áo tử tế.
Nếu phong thái của một người phụ nữ được cho là không đủ “nữ tính” (thường được miêu tả là ngại ngùng) thì có thể người này sẽ bị đánh giá là vô lễ.
Đàn ông được coi trọng còn phụ nữ bị coi thường.
Trong ngôn ngữ Nhật Bản, thậm chí còn có hẳn một cách diễn đạt riêng có thể được dịch thành “đàn ông được coi trọng còn phụ nữ bị coi thường”. Đàn ông gọi vợ với đại từ thường được dùng với người có địa vị thấp. Và phụ nữ, ngược lại, phải xưng hô với chồng với một đại từ dành cho người ở địa vị cao.
Một người đàn ông sẽ được cho là hoàn thành nhiệm vụ nếu như có thể chu cấp tiền bạc và một nơi để ở cho vợ. Đổi lại, họ chỉ yêu cầu một thứ đó là “thoải mái”. Thêm vào đó, con gái còn không được thắng áp đảo con trai, dù cho đó là gì đi nữa. Một bé gái sẽ bị ghét nếu như hạ gục bé trai trong môn judo.
“Công việc” phổ biến nhất dành cho phụ nữ là nội trợ.
Ở Nhật, không ai có thể khiến phụ nữ rời bỏ công việc sau khi họ kết hôn, họ có quyền tự quyết định liệu có muốn tiếp tục xây dựng sự nghiệp hay không. Tuy nhiên, ngày nay càng có nhiều phụ nữ chọn sự nghiệp hơn là hôn nhân và họ sẽ cố gắng không lập gia đình khi còn trẻ. Bởi, tất cả việc nội trợ đều được giao cho phụ nữ, đàn ông về nhà sau giờ làm việc chỉ có nghỉ ngơi và chẳng phải động tay làm gì hết, họ là người yêu cầu vợ phải giữ nhà cửa luôn trong tình trạng sạch sẽ.
Lịch làm việc và yêu cầu rất cao.
Hầu như người phụ nữ nào cũng phải dậy sớm hơn chồng để kịp chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa để anh ta mang đi làm. Một người đàn ông có thể làm việc hơn 12 tiếng một ngày và nhìn vẫn ổn, nên giặt ủi quần áo là việc dĩ nhiên người vợ phải làm.
Đàn ông Nhật Bản thích ăn nhiều món ăn với số lượng nhỏ, nên trên bàn ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau. Bà nội trợ không thể nấu nguyên một món trong nhiều ngày được và phải thay đổi, một ngày nấu nhiều món khác nhau và chồng ăn xong là phải dọn dẹp bàn ăn, rửa sạch bát đũa.
Chăm con dĩ nhiên vẫn là việc của phụ nữ. Trẻ em dưới 5 tuổi thường không đến trường mẫu giáo và sẽ dành thời gian với mẹ nhiều hơn là với bố. Bởi một người đàn ông điển hình ở Nhật thường làm việc rất nhiều và chỉ gặp vợ con vào cuối tuần.
Phụ nữ không còn là “phụ nữ” khi họ trở thành mẹ.
Trong nhiều gia đình Nhật Bản, vị trí của người phụ nữ sẽ thay đổi khi họ có con, dù cho trước đó, người đàn ông có yêu thương vợ mình theo cách nào đi chăng nữa thì sau khi họ có con, người chồng sẽ chỉ đơn giản đối xử với vợ như một người mẹ của những đứa con.
Những người phụ nữ đã lấy chồng thường sẽ ở nhà vào buổi tối trong khi ấy, người chồng thường ra ngoài giao lưu gặp gỡ bạn bè đồng nghiệp ở các quán bar. Nên việc đàn ông tìm đến gái dịch vụ cũng là điều bình thường.
Trong khi người vợ ở nhà nấu bữa tối, dọn giường chờ chồng (nhiều cặp vợ chồng Nhật Bản ngủ riêng vì người đàn ông phải ngủ ngon để đảm bảo sức khỏe cho một ngày làm việc mới), thì người chồng lại làm những việc hoàn toàn trái ngược. Và người phụ nữ cũng thường không hỏi lại bất cứ điều gì cả.
Rất ít phụ nữ có thể li hôn.
Nhiều người bị bạo hành ở nhà. Ra ngoài đường với gương mặt có vết thâm tím là điều không có gì lạ lẫm với nhiều người. Tuy nhiên, không giống nhiều quốc gia khác, ở Nhật Bản, phụ nữ sẽ không bao giờ tìm đến cảnh sát để phàn nàn về chồng.
Hơn 50% người vợ Nhật Bản luôn hi vọng được li hôn nhưng rất trong số đó có thể làm được. Li hôn luôn đồng nghĩa với chia tài sản và cho dù thế thì nhiều ông chồng vẫn không chịu bỏ vợ mà không có nhà hay tiền, nhiều phụ nữ vẫn sợ viễn cảnh đó xảy ra. Bên cạnh đó, rất ít phụ nữ có thể vừa làm nội trợ vừa làm công việc ở bên ngoài cùng một lúc, điều này đồng nghĩa rằng họ sẽ rất khó khăn trong chuyện tiền nong sau khi li hôn.
Sau ngần ấy thời gian, mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ Nhật Bản đã thay đổi ra sao?
Nói gì thì nói, dù đâu đó ngoài kia vẫn có thể bắt gặp những trường hợp phụ nữ Nhật Bản bị phân biệt đối xử thế nhưng lớp trẻ ngày nay đã có suy nghĩ tiến bộ hơn rất nhiều. Những người trẻ Nhật Bản đều cho rằng các thành viên trong gia đình cần phải có quyền bình đẳng, việc đàn ông xắn tay áo vào bếp nấu ăn và chăm sóc con cái không phải là điều hiếm thấy, khó bắt gặp tại Nhật ở thời này nữa. Ngày càng có nhiều đàn ông đi chợ, mua sắm vì được vợ nhờ.
Dưới sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, các gia đình hiện đại, đặc biệt là ở những thành phố lớn, các cặp vợ chồng ngày càng tôn trọng nhau hơn nữa. Nhiều gia đình trẻ xây dựng, sắp xếp công ty cùng nhau và những người vợ đều có quyền bình đẳng với chồng của mình.
(Theo Brightside)
Lo ngại hành khách bước hụt chân xuống đường ray tàu điện ngầm, nhiều nhà ga ở Nhật Bản đã đổi hướng ghế chờ về cùng một chiều
Có thể nói, thay đổi này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng bất cẩn của hành khách khi lên xuống tàu điện ngầm. Vậy mới thấy, quả không sai khi mệnh danh Nhật Bản là quốc gia an toàn và “đáng sống” nhất trên thế giới.