Các thủ tục cần làm khi chuyển việc tại Nhật

Đã bao giờ bạn thấy mệt mỏi với công việc hiện tại, muốn tìm một công việc khác phù hợp hơn để thay thế nhưng lại sợ thủ tục chuyển việc bên Nhật quá phức tạp hay vì không giỏi tiếng Nhật và không biết làm sao để có thể chuyển việc thuận lợi được?

06:00 13/05/2019

Tùy theo từng trường hợp mà bạn phải làm các thủ tục khác nhau đấy! Cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé!

Trường hợp nội dung công việc không thay đổi và kì hạn lưu trú còn dài hơn 3 tháng

Ví dụ như trường hợp tại công ty trước bạn làm phiên dịch và sang công ty sau bạn cũng làm công việc đó và thời gian lưu trú của bạn còn 1 năm.

Với trường hợp này, trước hết, trong vòng 14 ngày kể từ ngày xin chuyển việc, bạn phải nộp khai báo về việc chuyển việc tới Cục quản lí xuất, nhập cảnh, nếu không làm thế bạn sẽ bị coi là vẫn làm việc ở công ty cũ, và nếu bị phát hiện chưa khai báo mà đã đi làm ở công ty khác bạn sẽ bị phạt tối đa 20 man yên( tương đương khoảng 40 triệu tiền Việt) hoặc tới lần gia hạn visa tiếp theo sẽ bị rút ngắn thời gian lưu trú. Nếu chẳng may bạn có lí do nào đó không thể nộp trong 14 ngày thì hãy đến Cục quản lí xuất, nhập cảnh nhanh nhất có thể để nộp khai báo.

Dưới đây là đơn khai báo bạn cần nộp: (Link download: http://www.moj.go.jp/content/000099566.pdf)就労ビザの外国人が転職・退職した場合にすべき手続きは? | 大阪で就労ビザの申請代行はクレアスト行政書士事務所

Ảnh: creast-visa.com

Mục 1 cần điền các thông tin của người khai báo gồm:

Họ tên「氏名」…Giới tính(性別 男(nam)、女(nữ))

Ngày tháng năm sinh「生年月日」….Quốc tịch(国籍、地域)

Địa chỉ nơi cư trú「住居地」

Mã số lưu trú「在留カード番号」

Mục 2 cần điền các thông tin về công ty mà mình vừa nghỉ việc

Thời gian xin nghỉ việc tại công ty cũ(契約が終了した年月日)

Tên của công ty đó(契約が終了した機関の名称)

Địa chỉ của công ty cũ(契約が終了した機関の所在地)

Mục 3 là mục cần điền trong trường hợp có người khác đại diện nộp khai báo thay mình:

Họ tên người đại diện(氏名)….Mối quan hệ với bản thân người muốn khai báo(本人との関係)

Địa chỉ(住所)….Ngày tháng khai báo(届出年月日)

Mục 4 gồm:

Chữ kí của bản thân người khai báo(届出の署名)

Số điện thoại bàn(電話番号) và số di động của người khai báo (携帯電話番号)để nhân viên trong Cục liên lạc với bạn khi họ cần xác nhận một số nội dung trong bản khai báo.

Sau khi làm xong bản khai báo trên, bạn tiếp tục điền vào bản dưới đây để khai báo về công ty mới

(Link download: http://www.moj.go.jp/content/000099567.pdf)

Ảnh: creast-visa.com

Mục 1, 3, 4 của bản khai báo này bạn chỉ cần tương tự như bản số 1. Còn riêng mục 2 cần điền các thông tin về công ty mới, gồm:

  • - Thời gian kí hợp đồng với công ty mới(新たな契約を締結した年月日)

  • - Tên của công ty mới(機関の名称)

  • - Địa chỉ của công ty mới(機関の所在地)

  • - Nội dung công việc bạn làm tại công ty mới(新たな機関における活動の内容)

Tiếp theo tại Cục quản lí nhập cảnh, hãy xin cấp “Giấy chứng nhận tư cách làm việc” 「就労資格証明書」. Và khi đến thời gian gia hạn Visa thì làm thủ tục xin cấp “Đơn cho phép gia hạn tư cách lưu trú”「在留資格更新許可申請」.

Nếu làm đầy đủ các bước này, bạn có thể yên tâm tiếp tục công việc mà không sợ bị phạt hay đột nhiên bị hoãn công việc đang làm.

Trường hợp nội dung công việc không thay đổi nhưng thời hạn lưu trú chỉ còn 2 đến 3 tháng hoặc ít hơn.

Trong trường hợp này trước tiên phải đi xin gia hạn visa, sau đó sẽ bị thẩm tra như khi bạn làm visa mới vậy.

Sau khi hoàn thành xong bước trên thì bạn cũng cần làm tương tự các thủ tục như trong trường hợp đầu tiên. Đó là nộp khai báo về việc chuyển việc cho Cục quản lí nhập cảnh, xin “Giấy chứng nhận tư cách làm việc” và “Đơn cho phép thay đổi tư cách cư trú” (在留期間更新許可申請).

Trường hợp nội dung công việc thay đổi.

Riêng với trường hợp này, phải xin thay đổi loại visa làm việc. Nhưng trước đó nhất định phải có “Đơn xin cho phép thay đổi tư cách lưu trú” (在留期間更新許可申請).

Việc xin thay đổi tư cách lưu trú thì chỉ cần vẫn còn trong thời hạn lưu trú thì bất cứ lúc nào cũng có thể nộp đơn được.

Lưu ý: nếu trước khi nhận được sự cho phép thay đổi tư cách lưu trú mà bạn bị phát hiện làm cho công ty khác sẽ bị coi như tự ý hoạt động ngoài tư cách làm việc, khi đó có thể bị hủy bỏ cả tư cách lưu trú.

Tham khảo tại:

https://samurai-law.com/shurou/sub01_01/sub1-1qes7/?fbclid=IwAR1K39JGt7O_s8CmpCnsiov0U4EQylOKMhE8pPHbQ-z01QoN0cguEsTU_a4

Nguồn: ISenpai

Tags:
Thành phố của Nhật Bản yêu cầu khách du lịch không được ăn khi đi bộ

Thành phố của Nhật Bản yêu cầu khách du lịch không được ăn khi đi bộ

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, ăn uống như thế nào và ở đâu mới phù hợp? Nhật Bản đang cố tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất