Cách chia thể bị động trong tiếng Nhật sao cho chuẩn

Mẫu ngữ pháp này là một trong những mẫu ngữ pháp khó, nâng cao ở trình độ N4, những bạn trình độ N3 cũng rất hay nhầm lẫn mẫu ngữ pháp này.Để học chắc lên cao cần phải nắm chắc những bài kiến thức.

07:45 13/10/2018

Do đó thông qua các ví dụ mà chúng tôi đã đưa ra khi vọng giúp các bạn hiểu nội dung tốt nhất nhé.

1.Cách chia động từ thể bị động (受身:うけみ) từ thể từ điển:

2. Động từ thể bị động (Ukemi ­ 受身)

* Cách chia:

Nhóm I: Chuyển [i] thành [are].

~ます => 受身(うけみ)

ききます => きかれます

よみます => よまれます

はこびます => はこばれます

とります => とられます

つかいます => つかわれます

こわします => こわされます

Nhóm II: Thêm られ

たべます => たべられます

ほめます => ほめられます

みます => みられます

Nhóm III:

きます => こられます

します => されます

Cấu trúc:

1. Bị động trực tiếp (chỉ có 1 tân ngữ) Dạng chủ động:

N1 は N2を + động từ chủ động.

→ Dạng bị động: N1 は n2 に + động từ bị động (N1 được/bị N2…)

Ví dụ:

(1) Chủ động: 先生は 私を ほめました。

Cô giáo đã khen tôi

Bị động: → 私は 先生に ほめられました。

Tôi đã được cô giáo khen.

(2) Chủ động: 課長(かちょう)は私(わたし)をしかりました

Giám đốc mắng tôi.

Bị động: 私は課長にしかられました。

Tôi bị giám đốc mắng.

2 . Bị động gián tiếp (2 tân ngữ) Dạng chủ động:

Cách dùng: khi N2 làm một hành động nào đó đối với N3 là vật sở hữu của N1 và hành động là hành động đó là làm N1.

N1 が N2に N3 を + động từ chủ động

→ Dạng bị động:

N2は N1 に N3 を + động từ bị động

Ví dụ:

(1) 知らない人が 私に 道(みち)を 聞きました。

Một người không quen đã hỏi đường tôi.

→ 私は 知らない人に 道を 聞かれました。

Tôi bị một người không quen hỏi đường.

(2) 友達が 私に 引越しの手伝いを 頼みました。

Bạn tôi đã nhờ tôi giúp việc chuyển nhà.

→ 私は 友達に 引越しの手伝いを 頼まれました。

Tôi được bạn nhờ giúp việc chuyển nhà.

引越し( ひっこし): việc chuyển nhà、

手伝い(てつだい): sự giúp đỡ、

頼む(たのむ): nhờ vả

3. Bị động gián tiếp với mẫu câu:

A は B の [Danh từ] を + động từ chủ động.

→ Dạng bị động: B は Aに [Danh từ] を + động từ bị động

Ví dụ:

(1) 私(わたし)は誰(だれ)かに足(あし)を踏(ふ)まれました。

Không biết ai đã giẫm vào chân tôi.

(2) 友達(ともだち)は 私の携帯(けいたい)を 壊(こわ)しました

。Bạn tôi làm hỏng cái di động của tôi.

→ 私は 友達に 携帯を 壊されました

。Di động của tôi bị bạn làm hỏng.

x 私の携帯は 友達に 壊されました。

4. Bị động khi chủ thể của hành động không quan trọng, không cần nhắc đến. Chủ thể của hành động khi chuyển sang bị động sẽ chuyển thành dạng 「だれに」(bởi ai đó) nhưng trong trường hợp người đó không được biết đến, hoặc thông tin không quan trọng thì có thể bỏ đi.

Ví dụ:

(1) この家は 200年前に 建 (た)てられました。

Ngôi nhà này được xây cách đây 200 năm.

(2) この本は よく読まれています。

Quyển sách này đang được nhiều người đọc.

5 . Bị động sử dụng cụm 「によって」(bởi …) 「によって」thường được sử dụng thay cho 「に」khi nhắc đến tác giả của những tác phẩm, công trình nghệ thuật, kiến trúc, phát minh có ý nghĩa lịch sử, xã hội quan trọng.

CT: N1 は + N2 (người) + によって + V (bị động): do

Ví dụ:

(1) 電話(でんわ)はグラハム。ベルによって発明(はつめい)されました。

Điện thoại do Graham Bell phát minh ra.

(2) アメリカは コロンバスによって 発見(はっけん)されました。

Châu Mỹ do Columbus phát hiện ra.

6. Dạng bị động của tự động từ: Đây là trường hợp đặc biệt và không có dạng câu chủ động tương đương với nó. Dạng bị động này thường được sử dụng để thể hiện sự bực tức, khó chịu, cảm giác bị làm phiền.

Ví dụ:

(1) 今朝(けさ)雨に降られました。

Sáng nay bị dính mưa.

(2) 夜中(よなか)の2時 友達に来られて、困りました。

2 giờ đêm thì bị bạn đến, thật làphiền phức.

Lưu ý: Thể bị động trong tiếng Nhật hay được sử dụng để thể hiện tình trạng không thoải mái, hoặc cảm thấy phiền toái (nghĩa tốt có sử dụng nhưng không nhiều). Nghĩa tốt thường được dùng với mẫu câu 「てもらいます」 hay 「てくれます」 nhiều hơn.

Nguồn: riki.edu.vn

Tags:
Nhật Bản mất 8 tháng sửa cầu nối với sân bay hư hại do bão Jebi

Nhật Bản mất 8 tháng sửa cầu nối với sân bay hư hại do bão Jebi

Việc sửa chữa cây cầu nối sân bay Kansai với đất liền tới năm sau mới có thể hoàn thiện sau khi nó bị tàu chở dầu đâm trúng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất