Cách để vượt qua căn bệnh “dị ứng phấn” hoa” phiền toái ở Nhật
Theo phân tích của Cục khí tượng, do ảnh hưởng của mùa đông ấm áp mùa phấn hoa năm nay sẽ đến sớm hơn mọi năm khoảng 10 ngày. 85% lượng phấn hoa trung bình năm sẽ phát tán vào giai đoạn tháng 3 này.
17:00 09/03/2020
Nhìn chung dị ứng phấn hoa không nguy hiểm nhưng rất “dai dẳng” khiến bạn “khó chịu” không thể tập trung làm tốt việc gì. Để nhanh chóng chữa khỏi căn bệnh đáng ghét này, hãy cùng iSenpai tìm hiểu một số biện pháp phòng tránh nhé.
1. Đeo khẩu trang đúng cách
Việc đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa 70-80% khả năng xâm nhập của phấn hoa.
Mặc dù tỷ lệ dự phòng cao nhưng chỉ cần một kẽ hở trên khẩu trang cũng sẽ khiến hiệu quả của nó giảm đi đáng kể. Chính vì vậy bạn nào chăm đeo khẩu trang mà vẫn mắc dị ứng phấn hoa đều đều thì lưu ý đeo khẩu trang đúng cách và đừng quên lựa chọn khẩu trang vừa vặn với khuôn mặt nhé. Những lỗi nhỏ mà nhiều người hay mắc phải là: đeo khẩu trang để hở mũi, đeo khẩu trang để hở cằm, đeo khẩu trang nhưng có lỗ hổng ở má, đeo khẩu trang dưới cằm,… Việc sử dụng khẩu trang ẩm thủ công cũng cực kì hiệu quả trong việc dự phòng dị ứng phấn hoa đấy. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cho giấy ướt vào giữa 2 lớp khẩu trang, khi giấy hết ẩm nhớ thay nhé vì lúc đó khả năng hấp thu phấn hoa của nó sẽ giảm.
2. Ngăn ngừa phấn hoa bám vào quần áo
– Sử dụng quần áo bên ngoài làm từ các chất liệu vải trơn, mịn như polyme, cotton.
– Sử dụng chất làm mềm quần áo khi giặt. Điều này sẽ làm giảm lực tĩnh điện của quần áo từ đó ngăn ngừa khả năng bám của phấn hoa.
– Giũ quần áo trước khi vào phòng.
– Khi bạn thay đồ hoặc giũ quần áo sẽ làm phấn hoa rơi xuống. Vì vậy, nhớ giặt thảm vệ sinh thường xuyên nhé.
3. Hạn chế mở cửa, nếu mở cửa nên để kẽ hở rộng chừng 10cm.
Màn và rèm cửa có thể ngăn ngừa 50% khả năng xâm nhập của phấn hoa.
4. Thay đổi thói quen sinh hoạt
– Nâng cao miễn dịch và thể trạng của cơ thể bằng cách đi ngủ sớm, lựa chọn chế độ ăn hợp lý kết hợp với tập thể dục đều đặn.
– Không phơi đệm, chăn ở bên ngoài. Nếu có thể nên phơi vào khoảng thời gian buổi sáng khi mà lượng phấn hoa phát tán thấp.
– Nên đội mũ, đeo khẩu trang và kính râm khi đi ra ngoài.
– Dùng máy lọc khí trong nhà.
5. Triệu chứng và thuốc nên dùng
– Ngứa, rát, chảy nước mắt. Biện pháp:
* Làm sạch sau đó làm mát bằng cách đặt khăn ướt lên trên mí mắt.
* Đeo kính
* Sử dụng thuốc kháng Histamine có các thành phần: chlorphenniramine, diphenhydramine-hydrochloride.
– Hắt hơi, chảy nước mũi. Biện pháp:
* Đeo khẩu trang
* Thuốc uống kháng Histamin thế hệ 1 có thành phần: Chlorpheniramine-maleate. Có tác dụng giảm hắt hơi, chảy nước múi ( Lưu ý: thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng).
* Thuốc kháng Histamin thế hệ 2 có thành phần: Epinastine hydrochloride.
* Bấm huyệt Bitsuu ở điểm cuối hai cánh mũi 50-60 lần sẽ tạo cảm giác thông thoáng cho mũi.
– Khô rát cổ họng, mũi. Biện pháp:
* Dùng thuốc xịt mũi, họng.
* Dùng khẩu trang ướt, kẹo ngậm.
* Dùng máy phun hơi nước trong nhà để tăng độ ẩm, tránh cảm giác khô rát ở cổ họng.
Hiện vẫn chưa có thuốc trị dị ứng phấn hoa một cách triệt để vì vậy căn bệnh này sẽ vẫn gây ra phiền toái cho nhiều người. Trước mắt, chúng ta cứ thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh cũng như giảm bớt triệu chứng để căn bệnh này không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống tại Nhật của bạn nhé!
Tham khảo
https://www.ssp.co.jp/alesion/hayfever/protection/
Theo: isenpai.jp
Nhật ký từ phòng cách ly: Nghe tin cách ly như 'sét đánh ngang tai', nhưng...
'Khi chuẩn bị về nước thì mình nhận được tin sẽ bị cách ly 14 ngày. Khi nghe tin phải cách ly thì chẳng khác nào sét đánh ngang tai', nhật ký từ phòng cách ly của một du học sinh tại Hàn Quốc.