Cách viết hồ sơ thi năng lực tiếng Nhật JLPT chuẩn xác nhất

Nếu bạn lần đầu thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT và chưa có kinh nghiệm viết hồ sơ, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách viết chi tiết nhất.

17:00 17/03/2018

Khác với kì thi TOEIC của tiếng anh kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT chỉ tổ chức 2 lần 1 năm với kỳ tháng 7 và tháng 12. JLPT là kỳ thi vô cùng quan trọng với những bạn đang có dự định đi du học tại Nhật bản hoặc muốn làm việc tại các công ty Nhật. Sắp HẾT HẠN nộp hồ sơ dự thi JLPT, nhưng rất nhiều bạn chưa nộp vì các bạn vẫn chưa biết viết như thế nào. Hôm nay mình xin hướng dẫn chi tiết viết hồ sơ thi năng lực tiếng Nhật JLPT để giúp các bạn tránh NHẦM LẪN, SAI SÓT hoặc LỖI.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

– Các chữ dễ bị sai: 1,2,4,6,7,9 (xem hướng dẫn viết đúng trong quyển sách màu hồng)

 

– Thông tin điền viết bằng tiếng VIỆT KHÔNG DẤU

CÁC MỤC ĐIỀN HỒ SƠ NHƯ SAU:

1. Trình độ thi: tuỳ thuộc vào từng bạn đăng kí ở các trình khác nhau

2. Địa điểm thi: ở Việt Nam có 3 địa điểm thi là Hà Nội, Hồ Chí minh hoặc Đà Nẵng

3. Họ và tên: viết bằng TIẾNG VIỆT KHÔNG DẤU, có dấu cách giữa các chữ

ví dụ: VU QUANG DUNG

4. Giới tính: nam thì đánh dấu vào male, nữ thì đánh dấu vào female

5. Ngày tháng năm sinh: thứ tự điền: Năm, tháng, ngày (bạn nào sinh vào tháng từ 1 đến 9 thì điền số 0 đằng trước)

6. Mật khẩu: nên để là ngày tháng năm sinh để dễ nhớ, trừ trường hợp các bạn có mật khẩu chuyên dụng. Mình đã từng thấy rất nhiều bạn vô vọng ngồi gõ mật khẩu, vì không nhớ mình đặt mật khẩu như thế nào.

7. Ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ: người Việt Nam thì điền 142, còn các bạn nước khác thì tìm vào mục 7 trong cuốn màu hồng tìm nhé

8. Địa chỉ: nên viết theo chứng minh thư, viết tiếng việt không dấu

Có cả số điện thoại, email để lúc hồ sơ bị lỗi, người ta sẽ gọi vào thông báo cho mình . phần POSTAL CODE không cần viết

9. Nơi học tiếng Nhật: không viết cũng được,

10. Địa điểm học tiếng Nhật: các bạn lật mục 10 trong cuốn hướng dẫn màu hồng và tìm (nó viết bằng tiếng Anh nên cố gắng dịch nhé, hoặc nhờ bạn dịch)

11. Lý do tham gia kì thi (tham khảo mục 11 trong cuốn màu hồng)

12. Công việc hiện tại (tham khảo mục 12 trong cuốn màu hồng)

13. Chi tiết công việc (tham khảo mục 13 trong cuốn màu hồng)

14. Các phương tiện truyền thông để học tiếng nhật (tham khảo mục14 trong cuốn màu hồng)

15-20: Bạn nào học cái gì thì viết nhé (không quá quan trọng)

21-30: Bạn nào đã thi JLPT rồi thì điền vào nhé, cả thông tin đỗ hoăc truợt

32: Ký ghi rõ họ tên, ngày tháng viết hồ sơ: viết theo thứ tự năm ngày tháng

33: Địa chỉ gửi kết quả:

– Name (tên): khoanh vào ô giới tính, viết tên có dấu viết hoa

– Address (địa chỉ): viết địa chỉ chi tiết để gửi kết quả, tiếng Việt có dấu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM 

Chứng chỉ tiếng Nhật JLPT có giá trị thời hạn bao lâu?

Nhiều bạn mất cả 1 năm, 2 năm, thậm chí là thời gian lâu hơn để học tiếng Nhật và cố gắng ôn luyện để vượt qua kì thi đánh giá năng lực và nhận về chứng chỉ tiếng Nhật JLPT xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Vẫn biết rằng bằng cấp không quan trọng bằng khả năng thông thạo tiếng Nhật nhưng đó là tờ giấy quan trọng giúp bạn xin được công việc mong muốn một cách dễ dàng hơn. Vậy chứng chỉ này có phải là vô thời hạn không? hay chỉ có thời hạn trong vài năm?

Chứng chỉ tiếng Nhật có thời gian trong bao lâu?

Làm thế nào để có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT?

JLPT là kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật dành cho những người không phải bản xứ được tổ chức trên toàn thế giới. Đây là chứng chỉ cực kỳ cần thiết đối với các bạn muốn đi du học hay làm việc tại các công ty Nhật Bản. Kỳ thi đáng giá năng lực tiếng Nhật sẽ xếp năng lực tiếng Nhật theo 5 cấp độ từ N1–> N5 ( N1 là mức độ thành thạo tiếng Nhật nhất và giảm dần xuống N5)

Chứng chỉ tiếng Nhật có thời hạn là vĩnh viễn

Ở trên rất nhiều diễn đàn cũng như các trang mạng xã hội tiêu biểu là facebook, đã có không ít người chia sẻ rằng các loại chứng chỉ tiếng Nhật như JLPT, Top J,.. đều có thời hạn. Tuy nhiên không có tài liệu hay bằng cấp nào đề cập đến vấn đề thời hạn sử dụng của chứng chỉ cả, như vậy chúng ta cũng có thể hiểu được rằng các chứng chỉ này hoàn toàn không có thời hạn và có hiệu lực vĩnh viễn.

Tại sao có nhiều người cho rằng thời hạn tiếng Nhật thường là 2 năm?

Thời hạn bằng và chứng chỉ mà các bạn chia sẻ trên mạng bắt nguồn từ các công ty khi tuyển dụng. Các bạn đã đi làm chắc đã biết điều này, các công ty sẽ yêu cầu bằng cấp tiếng Nhật đã lấy trong thời gian cao nhất là 2 năm kể từ khi nhận bằng. Vì thực trạng đó, mà các bạn lầm tưởng rằng bằng cấp, chứng chỉ tiếng Nhật có thời hạn. Đó không phải là quy định chính thống mà chỉ là các yêu cầu công việc mà thôi.

có thể bạn quan tâm

Bên cạnh JLPT, còn có những kì thi tiếng Nhật nào?

JLPT có tính chất cam go như thi Đại học nhưng lại không mang tính quyết định như vậy. Không lần này thì lần sau, bạn muốn thi bao nhiêu cũng được,  nếu biết chọn và nộp hồ sơ sớm thì tháng nào bạn cũng có thể thi vì có rất nhiều loại bằng tiếng Nhật, thi xen kẽ nhau. 

1. JLPT

Là kì thi lâu đời nhất, có uy tín nhất, được phổ biến rộng rãi tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, thích hợp với tất cả những người học tiếng Nhật muốn kiểm tra đánh giá năng lực của mình.

Tổ chức 1 năm 2 lần: tháng 7, 12.

Các cấp độ : N5 – N1.

Biết điểm sau tầm 7 tuần thi.

Lệ phí: 300 – 350K.

Ảnh: Japanese Talk Online

2. Nat-test

Cũng giống như JLPT, Nat-Test là hình thức thi để kiểm tra, đánh giá trình độ và năng lực sử dụng tiếng Nhật của người học. Về mức độ khó thì tương đương với JLPT, nhưng phần nghe lại có vẻ còn khó nhằn hơn.

Tổ chức 6 lần/năm: Tháng 2, 4, 6, 8, 10 và 12.

Được thi sau 5 tuần đăng kí.

Có kết quả khoảng 3 tuần sau khi thi. Tham khảo thông tin đăng kí thi qua email TẠI ĐÂY.

Lệ phí: 740K.

3. Top J

Tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, truyền thống, các giá trị của Nhật Bản; kiểm tra năng lực tiếng Nhật thực dụng của người học, là tiếng Nhật có thể áp dụng vào cuộc sống và công việc hàng ngày. Độ khó được đánh giá là dễ hơn so với JLPT và Nat-test.

Thí sinh sẽ được đánh giá năng lực theo bậc Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp. Tính theo thang điểm A, B, C. Điểm tối đa là 500 điểm.

Tổ chức 6 lần/năm: vào tháng 1, 3, 5,7, 9, 11.

Biết kết quả sau 3 tuần thi.

Lệ phí: 550K.

Ảnh: jpn-study.com

4. J test

Đúng với tên gọi là kiểm tra năng lực, không có khái niệm đỗ hay trượt, tùy theo mức độ điểm để đánh giá trình độ. Nếu coi JLPT giống như TOEFL hay IELTS thì J TEST giống như kỳ thi TOEIC. Người Nhật rất ưa chuộng và phổ biến J test, nếu như không thi được JLPT thì đây là lựa chọn không tồi. Đặc biệt J test có cấp độ trên N1, nếu bạn muốn vươn đến đỉnh cao hãy chọn J test.

Có 3 cấp độ:

  • G: sơ cấp, dưới cả N5.
  • E – F: thang điểm 500, ~N5, N4.
  • A – D: thang điểm 1000, ~N3 – N1+.

Tổ chức 6 lần/ năm: tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11.

Được mang đề về, có đáp án chi tiết trên mạng, biết điểm sau 2 tuần.

Lệ phí thi: 650K.

5. BJT

Kỳ thi tập trung vào tiếng Nhật sử dụng trong thương mại, kinh doanh và trong công việc, dành cho người làm trong công ty Nhật Bản. Kỳ thi chỉ có một cấp độ duy nhất nhưng thành tích sẽ chia ra thành J5 (thấp nhất), J4, J3, J2, J1 và đặc biệt là J1+ (thành tích đặc biệt). Thành tích được chia theo điểm số (tối đa 800 điểm). Không so sánh với JLPT vì nội dung khác nhau.

Tổ chức 2 lần/ năm: tháng 6, 11.

Có kết quả thi khoảng 1 tháng rưỡi sau ngày thi.

Lệ phí thi: 640K.

(Ảnh: jpn-study.com)

6. G-Test

G-TEST là kỳ thi tiếng Nhật mới bắt đầu từ năm 2016 và có kết cấu kỳ thi, điểm số, nội dung giống như JLPT. Kỳ thi này mang tính quốc tế phù hợp với lưu học sinh các nước muốn du học tới Nhật Bản.

Tổ chức 6 lần/năm: tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11.

Có kết quả sau 3 tuần thi.

***Tham khảo lịch thi các kỳ thi tiếng Nhật 2018 TẠI ĐÂY.

Nguồn (http://www.kilala.vn/language/ben-canh-jlpt-con-co-nhung-ki-thi-tieng-nhat-nao.html)

Tags:
Kết quả chứng chỉ thi JLPT 12/2017 ở Việt Nam đã có các bạn đi lấy nhé

Kết quả chứng chỉ thi JLPT 12/2017 ở Việt Nam đã có các bạn đi lấy nhé

Kết quả chứng chỉ thi JLPT 12/2017 ở Việt Nam đã có các bạn đi lấy nhé.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất