Cẩm nang các loại gia vị Nhật Bản mà nhiều bạn DHS Việt chưa từng biết

Gia vị là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày nên đã sang Nhật thì dù biết tiếng Nhật hay không chúng ta vẫn phải đi siêu thị phải không nào?

10:30 09/08/2018

Các đồ ăn khác dễ phân biệt thì không nói, nhưng nếu nhìn vào khu bán gia vị, dầu ăn, mắm, muối, tương,..v.v. Thì cũng tương đối hoa mắt.

Thời gian đầu ở Nhật mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn gia vị phù hợp để nấu ăn.

Chính vì thế mà mình quyết định viết bài này với hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn còn chưa có nhiều kinh nghiệm đi siêu thị ở Nhật.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả các loại gia vị thường được sử dụng trong khi nấu ăn tại Nhật Bản.

1. Nước tương shoyu

Tiếng Nhật là 醤油 [tương du] hay しょうゆ。

Nước tương shoyu có cách làm và mùi vị tuy tương tự với xì dầu (Chinese cuisine) nhưng không giống hoàn toàn.

2. Tương miso

Tiếng Nhật: 味噌 [vị tương] hay みそ,

Tất cả đều được làm từ đậu nành

3. Nước tương chua Ponzu

Tiếng Nhật: ポン酢 PONZU.

Nước tương có vị chua thường dùng để chấm thịt trong nổi lầu shabu shabu. Có vị chua là vị của các loại chanh Nhật như yuzu hay sudachi.

4. Nước tương tsuyu (nước tương ngọt đạm)

Tiếng Nhật: つゆ。

Nước tương tsuyu có vị ngọt và thường ăn với các món như soumen. Sở dĩ có vị ngọt vì trong nước tương có thành phần đạm của cá hay tảo bẹ konbu.

5. Nước mắm

Nước mắm thường làm từ cá. Ở Nhật nước mắm có một vài tên gọi:

ナンプラー nanpuraa (tiếng Thái)魚醤

(ぎょしょう) GYOSHOU [ngư tương]

フィッシュソース [fish sauce]

ヌクマム [nước mắm]

Phổ biến nhất là nước mắm Thái Lan.

Nước mắm Việt Nam không phổ biến lắm.

Tuy nước mắm không phổ biến ở Nhật (do người Nhật dùng nước tương しょうゆ) nhưng cũng không quá khó kiếm. Bạn có thể ghé chợ châu Á Ameyoko ở Ueno, các cửa hàng Asian Food để mua.

6. Rượu ngọt mirin

Tiếng Nhật: みりん hay 味醂 [vị lâm]. Dùng để tạo vị ngọt cho đồ ăn (thay cho đường).

Tên khác là 本みりん HONMIRIN [mirinh chính hiệu] để chỉ mirin dùng trong nấu ăn.

7. Rượu nấu ăn

Tiếng Nhật: 料理酒 [liệu lý tửu] (りょうりしゅ).

Dùng để chế biến món ăn.

8. Dầu ăn (dầu thực vật)

Tiếng Nhật là サラダ油 SARADAYU hay サラダオイル SARADA OIRU [salad oil].

Mặc dù có chữ salad nhưng đây không giới hạn dầu rưới lên món salad mà là dầu thực vật dùng nấu ăn. Đặc điểm của dầu thực vật là không bị đông như mỡ động vật, không đóng cặn và không có mùi.

Lúc mới qua Nhật thấy chữ サラダ cứ tưởng chỉ dùng cho món salad hóa ra không phải (ý nghĩa là “dầu thực vật”).

9. Dấm

Tiếng Nhật gọi là 酢 SU [tạc] hay お酢 osu.

Dấm đen gọi là 黒酢 KUROZU [hắc tạc].

Dùng tạo vị chua trong nấu ăn.

Có nhiều loại như dấm gạo, dấm ngũ cốc, dấm trái cây.

10. Karashi – mù tạt Nhật Bản

Tên tiếng Nhật: からし(カラシ、芥子、辛子、英語: Japanese mustard)

Mù tạt karashi được làm từ bột của hạt cây karashina (tức là “rau mù tạt”). Thường gọi là 和からし wakarashi tức là “mù tạt Nhật Bản” để phân biệt với 洋からし youkarashi tức là “mù tạt tây”.

Thông thường có màu vàng hoặc vàng sậm, vị cay và kích thích.

Bạn có thể mua karashi dạng tuýp ở siêu thị một cách dễ dàng. Phân biệt với 唐辛子 tougarashi là “ớt”.

11. Ớt

Tiếng Nhật: 唐辛子 (とうがらし) [đường tân tử].

Ở Nhật ớt tươi khá mắc nên thường dùng ớt khô và ớt bột.

12. Ớt bột shichimi (thất vị)

Tiếng Nhật: 七味 SHICHIMI [thất vị] hay 七味唐辛子 SHICHIMI TOUGARASHI.

Loại ớt bột có trộn thêm gia vị.

13. Chanh ta

Gọi là ライム [lime].

14. Chanh tây

Thường là chanh Mỹ, gọi là レモン [lemon] và có màu vàng. Nếu viết kanji sẽ là 檸檬 [ninh mông].

15. Chanh Nhật Yuzu

Tiếng Nhật: ゆず hay 柚子 YUZU [trục tử].

16. Cá bào katsuobushi

Tiếng Nhật: 鰹節 hay カツオ節 [kiên tiết]. Katsuo là cá ngừ vằn.

17. Tảo bẹ (kombu) phơi khô

Tiếng Nhật: 昆布 [hỗn bố].

Tảo bẹ được khai thác ở biển.

Dùng để tạo vị ngọt cho nước súp

(đun sôi nước với tảo bẹ trong đó rồi vớt tạo bẹ bỏ đi).

Ngoài những loại gia vị trên, món ăn của Nhật Bản còn sử dụng rất nhiều loại gia vị khác mà trong bài viết này không thể liệt kê hết.

Các bạn có thể tự mình khám phá và trải nghiệm về thế giới ẩm thực đầy độc đáo của người dân xứ sở phù tang khi sống và làm việc cùng với mình tại đây nhé!

Theo: tinnuocnhat.com

Tags:
Chúng tôi phải bán mồ môi, nước mắt mới có tiền gửi về Việt Nam

Chúng tôi phải bán mồ môi, nước mắt mới có tiền gửi về Việt Nam

Kiếm tiền của người Nhật đâu phải dễ, chúng tôi phải xa quê hương, xa gia đình, bán mồ môi, nước mắt, thậm chí để lại một phần máu thịt ở đây mới kiếm được vài chục triệu mỗi tháng để gửi về nhà.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất