Cận thị, mỏi mắt và đau nhức: Ảnh hướng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ về lâu dài
Theo Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO), cận thị là một trong những nguy cơ gây mất thị lực trên thế giới. Trong đó, trẻ em là đối tượng rủi ro nhất. Ước tính thống kê cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 6-15 có tật khúc xạ (cận thị) tại khu vực thành thị khoảng từ 20 đến 40%.
01:52 06/03/2021
Tại khu vực nông thôn, khoảng 10 đến 15%. Đây là những con rất đáng báo động cho phụ huynh học sinh và nhà trường trong việc quản lý việc học và sinh hoạt của trẻ em.
Tật khúc xạ (cận thị) ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, như trẻ em xem tivi và màn hình điện thoại quá nhiều, nhìn trong điều kiện thiếu sáng, nhìn quá gần, ngồi sai tư thế, ở nhiều trong phòng (nhà) và ít vận động ở ngoài trời. Những nguyên nhân này đã giải thích tại sao, trẻ ở thành thị có tỷ lệ tật khúc xạ (cận thị) lớn hơn nông thôn.
Theo WHO tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 6-15 có tật khúc xạ (cận thị) tại khu vực thành thị khoảng từ 20 đến 40%. Tại khu vực nông thôn, khoảng 10 đến 15%
Một vấn đề đáng báo động là, nhiều bậc cha mẹ và nhà trường (thầy cô giáo) chưa thực sự quan tâm đến vấn đề khúc xạ ở trẻ em. Bởi vì, tật khúc xạ (cận thị) ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến việc rối loạn điều tiết ở mắt gây mỏi mắt, nhức đầu, mỏng võng mạc, tăng nhãn áp, mà còn ảnh hưởng đến lối sống và sức khỏe sau này của trẻ. Chắc chắn rằng, tật khúc xạ (cận thị) sẽ hạn chế trẻ tham gia những môn thể thao hoặc làm những công việc “phù hợp” khi lớn lên. Điều nguy hiểm hơn, tật khúc xạ (cận thị) ở trẻ không được phát hiệm sớm và điều trị phù hợp.
Đảm bảo trẻ ngồi đúng tư thế khi học, hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại là một trong những cách phòng chống tật khúc xạ ở trẻ em
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, bậc cha mẹ hãy quan tâm hơn đến sức khỏe thị lực của trẻ em. Một trong những cách đơn giản là quản lý việc học (khoảng cách đọc sách và viết trong giới hạn 35-40 cm), đảm bảo trẻ ngồi đúng tư thế khi học, hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại, chơi ngoài trời nhiều hơn ở trong nhà. Đây là những cách đơn giản và không khó để thực hiện. Tuy nhiên, điều này cần sự cương quyết, cũng như tránh thỏa hiệp với trẻ.
Trong việc hỗ trợ điều trị tất khúc xạ (cận thị), mỏi mắt và giảm đau mắt ở trẻ em, liệu pháp đông y bằng việc sử dụng các bài thuốc cổ truyền và sử dụng các vị thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên là lựa chọn an toàn và hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, nhiều loại dược thảo thiên nhiên có tác dụng bổ mắt, giảm mỏi mắt, Hoa Mắt, sáng mắt. Chẳng hạn Mật Mông Hoa điều trị các chứng mỏi mắt, máu đau, đỏ và sưng; hoa mắt, khô mắt, mờ mắt và mờ giác mạc. Kỷ tử chủ trị mờ mắt, chảy nước mắt, đau rít sáp trong mắt. Việt Quất giúp tăng cường thị lực. Sơn Thù hỗ trợ chữa hoa mắt và mờ mắt.
Một bài thuốc theo y học cổ truyền thường kết hợp nhiều vị thuốc thảo dược, vừa có tác dụng điều trị triệu chứng, vừa có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh và tác dụng bồi bổ. Sự kết hợp các vị thuốc thường phải tuân thủ các nguyên tắc và quy luật trong việc phối hợp tác thảo dược tự nhiên.
7 Ɩầɱ ɫưởпց ʋề sức ƙɦỏe ɱà ɫɾước ցiờ ɓạп ʋẫп ɫiп "sái cổ", sɑi пɦấɫ Ɩà ᵭiềᴜ số 5
Cɦúпց ɫɑ ɓiếɫ ɾằпց, ɫɦực ɦiệп 10.000 ɓước ᵭi ɓộ ɱỗi пցày ɦɑy ɗùпց пɦữпց ɫɦực ρɦẩɱ ƙɦôпց cɦứɑ ցƖᴜɫeп ɱới ɫɦực sự ɫốɫ cɦo sức ƙɦỏe. Tᴜy пɦiêп, các пɦà ƙɦoɑ ɦọc ɦiệп ᵭại ᵭã “Ɩậɫ ɫẩy” пɦữпց Ɩầɱ ɫưởпց ʋề sức ƙɦỏe ɱà ɓạп ʋẫп ᵭɑпց ɫiп.