Cảпɦ báo: Mùɑ ɦè uốпg пɦiều ɫrà đá giải пɦiệɫ dễ ɦỏпg ɫɦậп, ɱắc bệпɦ ɫiɱ
Trà đá là đồ uốпg yêu ɫɦícɦ ɱùɑ ɦè củɑ пɦiều пgười. Tɦế пɦưпg có пgười uốпg rấɫ пɦiều ɫrà đá giải пɦiệɫ ɱà kɦôпg biếɫ ɦậu quả kiпɦ ɦoàпg đɑпg cɦờ ρɦíɑ sɑu.
20:22 26/06/2021
Một trong những đồ uống bình dân “thống trị" những ngày nắng nóng không thể không nhắc tới trà đá. Trà đá được đun từ lá trà xanh, chỉ pha loãng và thêm đá hoặc thêm quất, chanh, là đã trở thành thức uống giải nhiệt hiệu quả. Thế nhưng, khi uống quá nhiều trà đá vào ngày hè, thay vì nhận về lợi ích, bạn có thể mắc phải sai lầm gây hại tới sức khỏe.
Trà đá vừa mát vừa bổ thế nhưng uống nhiều sẽ gây ra không ít tác dụng phụ.
Tác dụng phụ khi uống nhiều trà đá
Uống trà đá nhiều có thể gây phản tác dụng, nhất là trong trường hợp trà pha đường hoặc thêm chanh, quất.
Bệnh về tim mạch
Trà đá được làm từ lá trà xanh, có hàm lượng caffeine cao. Trong trường hợp uống nhiều, lượng caffeine tăng có thể làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Những người có tiền sử tim mạch nên đặc biệt hạn chế.
Không uống quá nhiều trà đá để tránh các chứng bệnh về tim, đặc biệt không nên uống trà lúc đói.
Bệnh về thận
Từng có trường hợp một người bị suy thận vì có thói quen uống gần 4 lít trà đá mỗi ngày. Thực tế, có một số loại trà chứa chất hóa học, sẽ gây hại tới thận khi uống nhiều. Nếu tiêu thụ lượng lớn, bạn có thể bị sỏi thận hoặc suy thận.
Tiểu đường
Một bộ phận không nhỏ thường bỏ đường và trà đá và thêm chanh, quất. Cách làm này giúp trà đá có vị ngon, dễ uống hơn. Thế nhưng thói quen này lại vô tình làm tăng lượng đường trong máu. Nếu càng uống nhiều, nguy cơ mắc tiểu đường càng cao. Người vốn bị tiểu đường nếu uống sẽ có thể bị biến chứng.
Hạn chế uống trà đá bỏ đường vì có thể gây nên tiểu đường và các biến chứng khác.
Đột quỵ
Uống trà nhiều có thể làm chỉ số triglyceride trong cơ thể tăng lên. Khi mức này tăng quá nhiều, nguy cơ đột quỵ cũng sẽ càng cao.
Người nào không nên uống trà đá?
Trà đá rất dễ uống, về cơ bản không gây hại. Tuy nhiên nếu thuộc một trong những nhóm dưới đây, bạn nên cân nhắc trước khi uống trà.
Người mắc bệnh thận
Trong trà đá có lượng oxalate không nhỏ. Đây là chất có thể gây nên sỏi thận và khiến kích thước sỏi tăng lên. Vì thế người bị sỏi thận, suy thận không nên uống trà đá.
Phụ nữ đang mang thai
Thời kỳ bầu bí, chị em phụ nữ cần kiêng các đồ uống chứa caffeine nói chung và cả trà đá nói riêng. Uống quá nhiều trà sẽ làm khả năng hấp thu sắt giảm, khiến mẹ bầu thiếu máu, không tốt cho em bé.
Phụ nữ mang thai nên kiêng uống trà, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và người mắc bệnh tiêu hóa
Khi uống trà, oxalate trong trà và axit tannic có thể phản ứng với sắt ở dạ dày. Về lâu dài, trẻ có thể bị khó tiêu, chậm trao đổi chất do thiếu sắt.
Người cao tuổi
Người cao tuổi vốn khó ngủ, càng uống nhiều trà đá càng mất ngủ nặng hơn. Vì vậy các cụ nên hạn chế uống trà, đặc biệt là trà đặc, trà nóng.
Ngoài những chú ý trên, bạn cũng cần kiểm soát lượng trà đá uống hàng ngày. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 cốc, tuyệt đối không uống trà thay nước lọc. Ngoài ra, tránh uống trà quá đặc hoặc quá bỏng và không uống trà đã để qua đêm. Bởi vì để trà qua đêm, các chất trong thành phần có thể bị biến đổi thành chất độc.
Pɦụ пữ sở ɦữu 1 ɫroпg 3 пéɫ sɑu ɫrêп gươпg ɱặɫ là пgười có ρɦúc ɫướпg, sɑu 30 ɫuổi kɦôпg пgừпg ρɦáɫ ɫài
Tɦeo пɦâп ɫướпg ɦọc, ρɦụ пữ sở ɦữu пéɫ ɫướпg ɱặɫ пày là пgười gặρ пɦiều ɱɑy ɱắп ɫroпg cuộc sốпg, ɦậu vậп viêп ɱãп.